Khi
những cơn mưa đầu mùa ập đến cũng là lúc chúng tôi chuẩn bị đi B. Trả phép ở ga
Thường Tín, đơn vị đang chờ lên tàu vào Nam thì có lệnh quay về Tân Lạc ( nơi
huấn luyện cũ ). Sự bất thường này gây bao đồn đoán trong đơn vị, đứa nói sẽ
sang cao xạ, thằng bào về xe tăng, các tham mưu con thi nhau phán về số phận
cánh lính trẻ chúng tôi.
Một chiều, bên vệ đường 12B xuất hiên mấy chiếc xe tải bịt
bạt, đại đội tập trung để chính trị viên điểm danh chia nhóm, tất cả đều lên xe.
Đi đâu (?) chưa được biết, chỉ khi vén bạt nhìn những dãy nhà đổ nát ven đường mới
biết đang đi về hướng Nam.
Mờ
sáng xe dừng ở một làng nhỏ thuộc Yên Mô Ninh Bình. Ở đây, mới biết mình được bổ
xung về F312B mới thành lập, đơn vị gồm học viên các trường sĩ quan tạm ngưng học,
trở lại chiến trường chiến đấu.
Chả là tăng hay pháo gì hết, ANH NUÔI đó là chức phận
dành sẵn cho chúng tôi thay cho những
chiến sĩ nữ nuôi quân của trường sĩ quan lục quân. Đơn vị trang bị cho chúng
tôi như một lính chiến trường, cơ số đạn ít hơn nhưng mỗi đứa phải cõng thêm hai
cái nồi quân dụng đủ nấu cơm, canh cho cả trung đội hơn ba chục người.
Đơn vị vừa ăn dưỡng theo chế độ đi B vừa diễn tập trước lúc lên đường. Lũ anh nuôi tương lai được điều xuống bếp giúp chị em, tập làm quen việc bếp núc. Là phụ bếp thì trách nhiệm nhẹ nhàng hơn, chúng tôi làm ít mà tán dóc, chọc ghẹo nhau thì nhiều. Phía chị em cũng chẳng thắc mắc gì, nhặt rau, thái thịt lúc nào cũng kè bên anh lính trẻ mồn mép tán như gió cô nào chả vui. Tán nhau chán thì chúng tôi lang thang chơi với đám trẻ, đánh cờ với mấy cụ trong xóm, hết trò thì về ngủ. Còn gì hơn nữa khi thôn quê buồn vắng lặng, trai tráng kéo nhau ra trận hết, đàn bà con gái thì ở cả ngoài đồng, buồn lắm.
Ngày ấy, ba đứa lính mới chúng tôi cùng anh quản lý đại đội ở trong một nhà dân khá rộng nhưng neo người. Nhà chỉ có hai ông bà già và cô con dâu tên Xoan, nhìn ảnh treo trong nhà biết gia đình cũng còn chị hay anh gì nữa nhưng đều thoát ly cả, những ngày đóng quân ở đây chưa thấy ai về bao giờ. Hai cụ nhà cũng đã yếu nhiều, cả ngày chỉ nằm ở cái gian bên trái nhà, thi thoảng mới chống gậy ra hiên, ngồi thẫn thờ ngắm cây cối trong vườn và sưởi những hôm nắng ráo. Mọi việc trong nhà, tất tật đều một tay cô con dâu.
Đơn vị vừa ăn dưỡng theo chế độ đi B vừa diễn tập trước lúc lên đường. Lũ anh nuôi tương lai được điều xuống bếp giúp chị em, tập làm quen việc bếp núc. Là phụ bếp thì trách nhiệm nhẹ nhàng hơn, chúng tôi làm ít mà tán dóc, chọc ghẹo nhau thì nhiều. Phía chị em cũng chẳng thắc mắc gì, nhặt rau, thái thịt lúc nào cũng kè bên anh lính trẻ mồn mép tán như gió cô nào chả vui. Tán nhau chán thì chúng tôi lang thang chơi với đám trẻ, đánh cờ với mấy cụ trong xóm, hết trò thì về ngủ. Còn gì hơn nữa khi thôn quê buồn vắng lặng, trai tráng kéo nhau ra trận hết, đàn bà con gái thì ở cả ngoài đồng, buồn lắm.
Ngày ấy, ba đứa lính mới chúng tôi cùng anh quản lý đại đội ở trong một nhà dân khá rộng nhưng neo người. Nhà chỉ có hai ông bà già và cô con dâu tên Xoan, nhìn ảnh treo trong nhà biết gia đình cũng còn chị hay anh gì nữa nhưng đều thoát ly cả, những ngày đóng quân ở đây chưa thấy ai về bao giờ. Hai cụ nhà cũng đã yếu nhiều, cả ngày chỉ nằm ở cái gian bên trái nhà, thi thoảng mới chống gậy ra hiên, ngồi thẫn thờ ngắm cây cối trong vườn và sưởi những hôm nắng ráo. Mọi việc trong nhà, tất tật đều một tay cô con dâu.
Mỗi
bận ngoài đồng về nhà, thả cái cào cỏ hay cái cuốc bên bờ giếng, múc gầu nước rửa
qua mặt mũi chân tay là Xoan lao vào bếp, lo cơm nước cho hai cụ. Khói rạ bốc
lên từ căn bếp đặt ngang sân làm cảnh nhà đỡ quạnh hưu và ấm lại. Xếp mâm cơm,
Xoan bê vào tận buồng cho hai cụ.Từ ngày chúng tôi đến, cả nhà nhường toàn bộ
ba gian nhà giữa cho lính, người nhà chỉ ở hai buồng trái hai bên, hai cụ một bên, Xoan ở bên đối diện. Thường lo cho
các cụ ăn xong, Xoan dọn dẹp rồi mới ăn một mình dưới bếp.Tôi để ý, có hôm chả thấy
Xoan ăn gì, lo việc cho các cụ xong là tất tả ra đồng.
Xoan còn trẻ lắm, chạc tuổi chúng tôi mười chín hai mươi, thế mà đã làm dâu hơn hai năm rồi. Chồng Xoan là lính, cô lấy chồng cũng là do gia đình sắp đặt, ở với nhau được vài hôm anh lại vào chiến trường, từ ngày anh đi chưa một lá thư về, biền biệt. Hai cụ chắc cũng vì mong và lo mà sức khỏe ngày càng yếu. Mỗi lần ngồi với chúng tôi cả hai cụ không nhắc tới anh nhưng luôn thở dài là hiểu, các cụ không nguôi nhớ con mình.
Cũng có hôm rảnh rỗi, Xoan ngồi nơi hiên nhà tóc để xõa ra xòa trên đất. Cầm cái lược gỗ trên tay, Xoan mơ màng dõi theo đôi chim sâu nhỏ dắt nhau nhảy từ cành này sang cành khác, ríu rít. Nhìn nhánh hoa xoan ngoài vườn xót lại ủ rũ như báo mùa đông sắp về… Biết bao mùa đông nữa để xuân đời về trong tâm người thiếu phụ trẻ, để…để…
Mấy lính trẻ chúng tôi ra khỏi nhà thường
mồm mép huyên thuyên, trọc ghẹo chẳng tha cô gái nào trong xóm nhưng với Xoan
thì tuyệt nhiên không. Những lúc thấy Xoan ngồi một mình như thế, chúng tôi chỉ
im lặng nhìn cô ấy từ xa. Xoan còn trẻ lắm, chạc tuổi chúng tôi mười chín hai mươi, thế mà đã làm dâu hơn hai năm rồi. Chồng Xoan là lính, cô lấy chồng cũng là do gia đình sắp đặt, ở với nhau được vài hôm anh lại vào chiến trường, từ ngày anh đi chưa một lá thư về, biền biệt. Hai cụ chắc cũng vì mong và lo mà sức khỏe ngày càng yếu. Mỗi lần ngồi với chúng tôi cả hai cụ không nhắc tới anh nhưng luôn thở dài là hiểu, các cụ không nguôi nhớ con mình.
Cũng có hôm rảnh rỗi, Xoan ngồi nơi hiên nhà tóc để xõa ra xòa trên đất. Cầm cái lược gỗ trên tay, Xoan mơ màng dõi theo đôi chim sâu nhỏ dắt nhau nhảy từ cành này sang cành khác, ríu rít. Nhìn nhánh hoa xoan ngoài vườn xót lại ủ rũ như báo mùa đông sắp về… Biết bao mùa đông nữa để xuân đời về trong tâm người thiếu phụ trẻ, để…để…
Thương cảm hay ngưỡng mộ … chẳng điều gì rõ nét nhưng cả lũ chúng tôi đều thừa nhận Xoan rất đẹp, cái đẹp mặn mà khỏe khoắn của cô gái thôn quê, suốt ngày ngoài đồng nắng gió vậy mà nước da vẫn trắng hồng. Mỗi lần có việc ở giếng, gặp Xoan về, tôi thường giúp Xoan kéo nước, dội cho Xoan rửa mặt, rửa tay. Tóc búi gọn, làn da nơi cổ trắng ngần, tóc mai bết nước dính vào má, vào gáy. Áo cánh nâu không cổ bó chặt lấy thân hình thon thả, chắc gọn, mùi hương đàn bà tỏa nồng làm tôi ngây ngất. Tôi cố kéo dài, chầm chậm, nhè nhẹ dội dòng nước mát lạnh lên đôi bàn tay căng hồng ấy, nghịch ngợm hất nhẹ mấy giọt nước lên lưng áo căng tròn, Xoan cũng mặc, ánh mắt như cười cười tươi tắn…
Mấy ngày trước lúc lên đường, chúng tôi ngồi tán dóc, chuyện về Xoan ông nào cũng sôi nổi, tán ra tán vào thì có đứa bảo :” Đứa nào giỏi thì đêm vào phòng nàng mới đáng, ngồi mà tán suông làm đếch gì.” Qua lại kích bác nhau thế nào cả bọn thách tôi làm được chuyện đó sẽ chịu một chầu nhậu. Nhận lời, tôi thực sự thấy lo lắng, tính định tháo lui nhưng lại sĩ. Tôi kể với anh quản lý cứ nghĩ anh can, ai ngờ anh còn bảo:” mày làm được tao mất thêm chai rượu”. Hết đường, phải liều thôi.
Trưa ấy, Xoan đang băm rau lợn, tôi lân la giúp soạn sẵn cho gọn những bó rau để Xoan băm cho nhanh. Mỗi lần đưa rau cho Xoan tay chúng tôi lại chạm vào nhau. Rồi tôi giữ chặt tay em, em để yên không phản ứng gì, tôi nói nhanh trong hơi thở:” tối anh vào buồng em đấy!”. Xoan vẫn lặng im, chỉ con dao trên tay loáng loáng, dồn dập, nghiêng ngả…
Cẩn thận hơn tôi còn xin anh quản lý một ít mỡ ( bảo quản súng) đợi lúc không có ai ở nhà, tôi bôi vào cái lỗ bản lề gỗ của cánh cửa để giảm tiếng kêu cót két mỗi lần đóng mở.
Đêm khuya yên ắng, hai ông đồng hương ngủ say tít trong tiếng ngáy đều đều. Từ phòng Xoan hắt ra tia sáng mờ mờ, tôi lay anh quản lý rồi lẻn khỏi giường. Thực tình lúc ấy tôi quên chuyện thách đố và bữa nhậu mà chỉ lo có chuyện gì thì tai tiếng lắm, không dám nhìn hai cụ nữa mà còn bị kỷ luật.
Sau tiếng ke..ẹt nhẹ, tôi lẻn vào phòng, tim đập thình thình khó tả. Xoan xoay nghiêng người nhìn tôi im lặng, ánh đèn mờ không dấu nổi ánh mắt long lanh rực sáng chĩa thẳng vào tôi. Tôi mạnh dạn lại giường ngồi xuống nắm lấy bàn tay Xoan, Xoan lặng im, mắt nhắm lại, một lát trấn tĩnh lại tôi nói nhỏ:”ngủ đi, anh ra đây.” Chưa dứt lời, Xoan đã chồm dậy ôm chầm lấy tôi, đôi cánh tay chắc lẳn, mịn màng xiết chặt khiến tôi nghẹn thở. Môi hai đứa dính chặt nhau cho đến khi buộc phải tách ra để thở…Tôi lại thì thào:” anh phải ra thôi.” Vòng tay như xiết chặt hơn, toàn thân Xoan rung lên từng đợt, từng đợt, mặt úp vào bờ vai tôi, nấc nhẹ. Gỡ cánh tay mềm mại, tôi đứng dậy lùi dần ra cửa, bóng Xoan ngồi bất động…
Tôi nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh anh quản lý, anh hỏi câu gì đó nhưng tôi không trả lời. Anh bảo :” thôi ngủ đi”. Cả vạt áo trái ướt lạnh, khiến tôi không tài nào chợp mắt được. Tôi ra hiên ngồi lặng trong đêm, đầu óc lung bung…
Thoáng có tiếng keẹt nhẹ, tôi chẳng dám nhìn lên, vầng sáng tỏa tròn của ngọn đèn dầu chuyển xuống nhà ngang nơi bếp. Rồi tiếng ù ào, ù ào, bóng Xoan đổ nghiêng hắt ra sân, lay động theo nhịp của cối xay lúa. Người tôi run lên, nước mắt nhòa mặt…
Ù ào, ù ào tiếng xay lúa trong đêm của vợ người lính hòa trong tiếng sóng biển thét gào trong mùa biển động dội về …
Hôm sau, chúng tôi lên đường vào mặt trận, đạị đội tập trung ở sân kho hợp tác, cả xóm già trẻ kéo nhau ra tiễn bộ đội. Tôi nhìn khắp, tìm Xoan mãi cho đến lúc đoàn quân đi, không thấy em ra.