Bao nhiêu con đường, bao nhiêu dòng sông đã đi qua trong mỗi đời người. Tuổi thơ tôi là dòng Ly Giang xa xôi xứ người, khi tuổi đôi mươi là dòng Ô Lâu của miền Trung xứ Huế. Dòng sông nhỏ, thất thường con nước, có cái tên nghe thật ngộ nhưng nghe hoài thấy thương, người lính như tôi dòng sông nhỏ này đầy ắp kỷ niệm.
Đó là những trận đánh của đơn vị từ mùa hè năm 1974, dòng sông nhỏ dựng lên những cột nước trắng xoá, hai bên bờ khói lửa trùm kín bến vượt. Ngoái nhìn về phía bờ sông vẫn thấy thấp thoáng những đồng đội tôi chạy, họ lao tới bờ sông, vượt qua những cột nước trắng của pháo đạn, lên chi viện cho chúng tôi dứt điểm đồi 61. Những ai ngã xuống trên đường chạy hay dưới lòng sông kia tôi không thể biết tên họ, chỉ biết đó là những người lính đoàn Phong Quảng , máu các đồng đội tôi đã hoà vào dòng nước này, làm sao quên…
Trận đánh đó đúng vào ngày 18/09/1974, ngày tôi vừa tròn tuổi hai mươi, ngày đó tôi đâu nhớ là sinh nhật của mình mà tình cờ sau này khi đọc ghi chép của người tiểu đoàn phó, tôi mới hay.
Ghi chép của Trần Đình Hồng, tiểu đoàn phó K15, E4
…. 9/1974 phong thượng uý. Ngày 18/09/74 chỉ huy đơn vị đánh chiếm cao điểm 61 chỉ trong 10 phút bằng phương pháp vận động tấn công giành thắng lợi diệt 120 tên địch.
Ngày 25/10 đi nhận bàn giao khu vực hoạt động của đơn vị, trời mưa to, phải bơi qua sông Ô Lâu bị nước cuốn trôi đi đã được đồng chí Mai Hồng Tình quê ở Nga Sơn, Thanh Hoá vớt lên. Ôi ! tôi rất cảm ơn anh đã cứu tôi, đã dạy cho chúng ta hết lòng vì đồng đội, tình cảm đó không sao quên được..
Mới lại thấy Ô Lâu đâu chỉ riêng mình có kỷ niệm và đâu chỉ là những trận đánh ngày nào. Dòng sông và những cánh rừng bên sông từng gắn bó với người lính chiến trường . Là lũ nguồn dữ dội trong mưa, là cạn khô nổi trắng cát sỏi trong nắng, thất thường lắm nhưng sông ơi ! Là thương nhớ khôn nguôi…
Đã nhiều lần tôi về lại Ô Lâu, đã thăm lại các điểm cao nơi xảy ra trận đánh, nhưng để ngược dòng sông vào sâu những cánh rừng thượng nguồn thì chưa thực hiện được vì rất nhiều lý do. Lần này, có ông bạn Đ hợp máu lãng du, thích khám phá chẳng ngán gian nan vất vả, tôi mới quyết thực hiện ý định này.
Xa rừng hơn 35 năm rồi, sức trẻ đâu còn nữa, chúng tôi phải nhờ cậy người dân bản địa. Thật may mắn là nhờ những người bạn Huế có chuyến về chiến khu Hoà Mỹ chúng tôi đã tìm được một hướng dẫn viên như ý và đặt “ căn cứ” xuất phát cho chuyến “ phượt “ rừng tại chính nhà người dẫn đường cho chúng tôi.
Người đàn ông dẫn đường cho chúng tôi trạc 60 tuổi, từng là lính của chế độ Sài Gòn cũ, ông cùng gia đình sống ở chân đồi 61 đã hơn 30 năm nay. Hôm nay cùng chúng tôi lội sông băng rừng, trên đường ông ấy không chỉ giải thích cho chúng tôi những câu hỏi về rừng, về dòng sông hôm nay mà còn là ký ức thời lính trận, khi hai chúng tôi ở hai đầu chiến tuyến. Cũng là một dịp tôi hiều thêm về người lính đối phương xưa, họ hầu hết là những người nông dân chất phác hiền hậu, càng thấm thêm nỗi đau đất nước này.
Hơn 30 năm vứt bỏ áo lính, trở về với rừng, nước Ô Lâu, ông và gia đình lấy nghề rừng để sống. Nay tuổi cao không đi rừng nữa, ông bảo chân đã yếu rồi, vậy mà đi với chúng tôi ông cứ băng băng. Khi hỏi, thì ông bảo người dân vào rừng để kiếm sống, là song mây, lá nón mỗi khi về trên lưng phải cõng 40, 50 kg, chứ vào rừng chơi nhởi như chúng tôi thì sức còn dư. Hai vợ chồng sinh được những bốn con, năm thằng ( hai thằng đã mất, tôi không tiện hỏi ), ngần ấy miệng ăn mà chỉ trông vào mấy sào đất vườn với trồng rừng được chia sao đủ để sống, phải gắn với rừng chứ, không làm sao trụ nổi. Vậy là nghề rừng đôi khi lại là nguồn sống chính của gia đình ông. Tôi không thể hình dùng được những năm trước đó hai vợ chồng ông nuôi nổi từng ấy đứa con chỉ bằng nghề đi rừng. Ông kể ngày đó cực lắm, loay hoay với đất trồng gì cũng hỏng, nhưng rồi cũng qua được, giờ lũ con đã lớn đều đi làm xa cả, có đứa làm ăn tận Sài Gòn. Ở lại nhà còn vợ chồng cậu con trai út, ngày ngày cạo mũ cao su, khi vãn việc lại ngược sông kiếm cá về bán, thêm ít tiền bồi dưỡng cho cô vợ trẻ đang mang bầu.
Chuyện về cuộc sống hôm nay của người dẫn đường, của người dân vùng thượng Ô Lâu thật dài, dân nơi đây còn nghèo, không thấy bóng cây lúa, đã thử trồng lạc rồi trồng đậu nhưng chưa thấy khả quan gì, nguồn sống trông cả vào rừng và những đồi cây keo tai tượng. Rồi lũ lụt, dòng sông xanh trở màu đỏ đục, nước sông cuồn cuộn hung dữ phá đi bao công sức con người tạo dựng. Nhìn rác mắc trên ngọn cây sau cơn bão số 9 mới biết lũ nguồn dữ dội hơn xưa nhiều lắm
Nhớ mùa nước tháng 12 năm 1974, khi tôi dẫn anh em tân binh về trung đoàn, hành quân suốt 3 ngày trong mưa về đến thượng Ôlâu . Cơn lười và máu hay “sáng kiến” khiến tôi nảy ý định kết bè thả trôi sông để về đơn vị ở giáp ranh. Thật may là đã có người bạn gàn vì thấy quá mạo hiểm, chỉ một sơ xuất nhỏ có thể chúng tôi sẽ bị trôi vào vùng địch và không bao giờ có chuyện hôm này mà trở lại.
Gặp con thuyền nhỏ ngược sông, không biết họ ngược lên để làm gì (?). Người dẫn đường giải thích là họ đi săn cá Chình bằng cách đánh điện. Cá Chình đánh được về đem bán cho nhà hàng, khách sạn dưới Huế. Không chỉ có cá Chình, khi về còn có cá tràu và nhiều loại cá suối khác.
Lại nhớ người lính chúng tôi ngày đó cũng kiếm cá. Chúng tôi không có thuyền mà mình trần lội ngược dòng nước, trên vai là cái gùi đựng mấy quả thủ pháo, con dao đeo bên sườn, tay xách khẩu AK lặn lội khắp bãi cạn, hờm đá kiếm ăn. Ùng oàng thủ pháo rồi lặn ngụp gom cá nổi vì sức ép, mỗi lần về mang theo một gùi nặng đủ các loại cá suối, thịt thơm xương mền. Lính ta còn biết cách đánh cá khác bằng cách đập rễ cây Chay lên đá, xả nước cho nhựa chảy xuống suối, vài phút sau cá nổi trắng suối nhưng sau mỗi lần đánh thì đừng bao giờ mơ có cá mà ăn, vậy nên cách đánh hủy diệt này ai dùng sẽ bị mọi người lên án.
Cuối mỗi chuyến đi đánh cá, chúng tôi thường dừng lại ở những vạt sỏi trên sông làm cá, sát muối bảo quản rồi tắm chào sông, xong là lên đường trở về chốt giáp ranh. Ngày ấy trên bãi đá này có một cặp sừng hươu rất to và đẹp, chúng tôi thường làm giá phơi quần áo sau khi giặt, quả là sài sang hơn các đại gia hôm nay.
Ngoài cá sông, rừng thượng Ô Lâu cũng là nguồn cung cấp rau xanh cho lính nhưng không phải dể kiếm. Suốt cả chặng đường qua hết vạt rừng này đến vạt rừng khác trên đường đi tôi ít thấy mấy thứ rau rừng ăn được. Cũng vì chúng tôi chỉ đi bám theo đường mòn, nơi thường xuyên có người qua lại thì lấy đâu được rau rừng. Kinh nghiệm trước kia chúng tôi thường lần dọc theo các khe suối nhỏ, ở đấy mọi thứ đều phong phú hơn, môn thục, rau rớn chỉ mọc ở những khe suối, vách đá ẩm ướt. Lạ là hôm trước được ăn salát cải xoong trộn dầu dấm ở nhà hàng, thấy rau mền và thơm khác với cải xoong Bắc. Nghe những người bạn Huế giới thiệu rau này mọc ở các vách núi đá trên rừng chứ không trồng ở ruộng nước như ngoài Bắc vậy mà trước kia mình chẳng gặp. Mới biết rừng rộng và bao la lắm, vài ba tháng nằm rừng làm sao thấy hết được.
Phía trước xa kia, không biết là “ mấy con dao quăng “ là đường 15N, một nhánh phía đông của hệ thống đường Trường Sơn xưa đầy hấp dẫn . Hai thằng tôi tính đi tính lại, đành phải dừng bước trước đại ngàn Trường Sơn vì sự chuẩn bị chưa đầy đủ và chiều còn cuộc hẹn với người bạn Hương Trà nữa.
Chờ Đ tắm chào rừng xong, chúng tôi rút về “căn cứ “ đúng 2 giờ chiều. Bữa cơm trưa muộn nhưng thật hấp dẫn, cá tràu suối nấu canh măng chua , gà đồi luộc, cải xanh trong vườn xào lòng , chỉ tiếc là vẫn lại ba người. Không biết vì quá muộn hay ý tứ vốn có của người Huế mà vợ con người dẫn đường không cùng ăn được với chúng tôi.
Chia tay gia đình người dẫn đường, cơ sở mới của chúng tôi, hai thằng về Hương Trà gặp Quảng, người đồng đội cũ . Xong những việc cần bàn với Quảng, lại chuyện xưa nhắc lại, chuyện Hà Nội , chuyện Trỗi, Huế nghịch ngợm choảng nhau rồi lại cùng bên nhau giữa chiến trường ác liệt. Ký ức tràn về, bên ly bia trào bọt, ngất ngư chuyện trò quên thời gian, quên trời sáng tối.
Một ngày về rừng thật vui vẻ mỹ mãn, trọn vẹn với ký ức. Không biết anh bạn Đ nghĩ sao về chuyến “ phượt “ rừng này, còn tôi cho rằng chẳng có tua du lịch nào sánh với chuyến đi này. Cảm ơn những người bạn Huế đã đồng cảm, sẻ chia tạo điều kiện cho tôi những ngày ở Huế và giúp đưa tôi về với Huế xưa.
Đó là những trận đánh của đơn vị từ mùa hè năm 1974, dòng sông nhỏ dựng lên những cột nước trắng xoá, hai bên bờ khói lửa trùm kín bến vượt. Ngoái nhìn về phía bờ sông vẫn thấy thấp thoáng những đồng đội tôi chạy, họ lao tới bờ sông, vượt qua những cột nước trắng của pháo đạn, lên chi viện cho chúng tôi dứt điểm đồi 61. Những ai ngã xuống trên đường chạy hay dưới lòng sông kia tôi không thể biết tên họ, chỉ biết đó là những người lính đoàn Phong Quảng , máu các đồng đội tôi đã hoà vào dòng nước này, làm sao quên…
Trận đánh đó đúng vào ngày 18/09/1974, ngày tôi vừa tròn tuổi hai mươi, ngày đó tôi đâu nhớ là sinh nhật của mình mà tình cờ sau này khi đọc ghi chép của người tiểu đoàn phó, tôi mới hay.
Ghi chép của Trần Đình Hồng, tiểu đoàn phó K15, E4
…. 9/1974 phong thượng uý. Ngày 18/09/74 chỉ huy đơn vị đánh chiếm cao điểm 61 chỉ trong 10 phút bằng phương pháp vận động tấn công giành thắng lợi diệt 120 tên địch.
Ngày 25/10 đi nhận bàn giao khu vực hoạt động của đơn vị, trời mưa to, phải bơi qua sông Ô Lâu bị nước cuốn trôi đi đã được đồng chí Mai Hồng Tình quê ở Nga Sơn, Thanh Hoá vớt lên. Ôi ! tôi rất cảm ơn anh đã cứu tôi, đã dạy cho chúng ta hết lòng vì đồng đội, tình cảm đó không sao quên được..
Mới lại thấy Ô Lâu đâu chỉ riêng mình có kỷ niệm và đâu chỉ là những trận đánh ngày nào. Dòng sông và những cánh rừng bên sông từng gắn bó với người lính chiến trường . Là lũ nguồn dữ dội trong mưa, là cạn khô nổi trắng cát sỏi trong nắng, thất thường lắm nhưng sông ơi ! Là thương nhớ khôn nguôi…
Đã nhiều lần tôi về lại Ô Lâu, đã thăm lại các điểm cao nơi xảy ra trận đánh, nhưng để ngược dòng sông vào sâu những cánh rừng thượng nguồn thì chưa thực hiện được vì rất nhiều lý do. Lần này, có ông bạn Đ hợp máu lãng du, thích khám phá chẳng ngán gian nan vất vả, tôi mới quyết thực hiện ý định này.
Xa rừng hơn 35 năm rồi, sức trẻ đâu còn nữa, chúng tôi phải nhờ cậy người dân bản địa. Thật may mắn là nhờ những người bạn Huế có chuyến về chiến khu Hoà Mỹ chúng tôi đã tìm được một hướng dẫn viên như ý và đặt “ căn cứ” xuất phát cho chuyến “ phượt “ rừng tại chính nhà người dẫn đường cho chúng tôi.
Người đàn ông dẫn đường cho chúng tôi trạc 60 tuổi, từng là lính của chế độ Sài Gòn cũ, ông cùng gia đình sống ở chân đồi 61 đã hơn 30 năm nay. Hôm nay cùng chúng tôi lội sông băng rừng, trên đường ông ấy không chỉ giải thích cho chúng tôi những câu hỏi về rừng, về dòng sông hôm nay mà còn là ký ức thời lính trận, khi hai chúng tôi ở hai đầu chiến tuyến. Cũng là một dịp tôi hiều thêm về người lính đối phương xưa, họ hầu hết là những người nông dân chất phác hiền hậu, càng thấm thêm nỗi đau đất nước này.
Hơn 30 năm vứt bỏ áo lính, trở về với rừng, nước Ô Lâu, ông và gia đình lấy nghề rừng để sống. Nay tuổi cao không đi rừng nữa, ông bảo chân đã yếu rồi, vậy mà đi với chúng tôi ông cứ băng băng. Khi hỏi, thì ông bảo người dân vào rừng để kiếm sống, là song mây, lá nón mỗi khi về trên lưng phải cõng 40, 50 kg, chứ vào rừng chơi nhởi như chúng tôi thì sức còn dư. Hai vợ chồng sinh được những bốn con, năm thằng ( hai thằng đã mất, tôi không tiện hỏi ), ngần ấy miệng ăn mà chỉ trông vào mấy sào đất vườn với trồng rừng được chia sao đủ để sống, phải gắn với rừng chứ, không làm sao trụ nổi. Vậy là nghề rừng đôi khi lại là nguồn sống chính của gia đình ông. Tôi không thể hình dùng được những năm trước đó hai vợ chồng ông nuôi nổi từng ấy đứa con chỉ bằng nghề đi rừng. Ông kể ngày đó cực lắm, loay hoay với đất trồng gì cũng hỏng, nhưng rồi cũng qua được, giờ lũ con đã lớn đều đi làm xa cả, có đứa làm ăn tận Sài Gòn. Ở lại nhà còn vợ chồng cậu con trai út, ngày ngày cạo mũ cao su, khi vãn việc lại ngược sông kiếm cá về bán, thêm ít tiền bồi dưỡng cho cô vợ trẻ đang mang bầu.
Chuyện về cuộc sống hôm nay của người dẫn đường, của người dân vùng thượng Ô Lâu thật dài, dân nơi đây còn nghèo, không thấy bóng cây lúa, đã thử trồng lạc rồi trồng đậu nhưng chưa thấy khả quan gì, nguồn sống trông cả vào rừng và những đồi cây keo tai tượng. Rồi lũ lụt, dòng sông xanh trở màu đỏ đục, nước sông cuồn cuộn hung dữ phá đi bao công sức con người tạo dựng. Nhìn rác mắc trên ngọn cây sau cơn bão số 9 mới biết lũ nguồn dữ dội hơn xưa nhiều lắm
Nhớ mùa nước tháng 12 năm 1974, khi tôi dẫn anh em tân binh về trung đoàn, hành quân suốt 3 ngày trong mưa về đến thượng Ôlâu . Cơn lười và máu hay “sáng kiến” khiến tôi nảy ý định kết bè thả trôi sông để về đơn vị ở giáp ranh. Thật may là đã có người bạn gàn vì thấy quá mạo hiểm, chỉ một sơ xuất nhỏ có thể chúng tôi sẽ bị trôi vào vùng địch và không bao giờ có chuyện hôm này mà trở lại.
Gặp con thuyền nhỏ ngược sông, không biết họ ngược lên để làm gì (?). Người dẫn đường giải thích là họ đi săn cá Chình bằng cách đánh điện. Cá Chình đánh được về đem bán cho nhà hàng, khách sạn dưới Huế. Không chỉ có cá Chình, khi về còn có cá tràu và nhiều loại cá suối khác.
Lại nhớ người lính chúng tôi ngày đó cũng kiếm cá. Chúng tôi không có thuyền mà mình trần lội ngược dòng nước, trên vai là cái gùi đựng mấy quả thủ pháo, con dao đeo bên sườn, tay xách khẩu AK lặn lội khắp bãi cạn, hờm đá kiếm ăn. Ùng oàng thủ pháo rồi lặn ngụp gom cá nổi vì sức ép, mỗi lần về mang theo một gùi nặng đủ các loại cá suối, thịt thơm xương mền. Lính ta còn biết cách đánh cá khác bằng cách đập rễ cây Chay lên đá, xả nước cho nhựa chảy xuống suối, vài phút sau cá nổi trắng suối nhưng sau mỗi lần đánh thì đừng bao giờ mơ có cá mà ăn, vậy nên cách đánh hủy diệt này ai dùng sẽ bị mọi người lên án.
Cuối mỗi chuyến đi đánh cá, chúng tôi thường dừng lại ở những vạt sỏi trên sông làm cá, sát muối bảo quản rồi tắm chào sông, xong là lên đường trở về chốt giáp ranh. Ngày ấy trên bãi đá này có một cặp sừng hươu rất to và đẹp, chúng tôi thường làm giá phơi quần áo sau khi giặt, quả là sài sang hơn các đại gia hôm nay.
Ngoài cá sông, rừng thượng Ô Lâu cũng là nguồn cung cấp rau xanh cho lính nhưng không phải dể kiếm. Suốt cả chặng đường qua hết vạt rừng này đến vạt rừng khác trên đường đi tôi ít thấy mấy thứ rau rừng ăn được. Cũng vì chúng tôi chỉ đi bám theo đường mòn, nơi thường xuyên có người qua lại thì lấy đâu được rau rừng. Kinh nghiệm trước kia chúng tôi thường lần dọc theo các khe suối nhỏ, ở đấy mọi thứ đều phong phú hơn, môn thục, rau rớn chỉ mọc ở những khe suối, vách đá ẩm ướt. Lạ là hôm trước được ăn salát cải xoong trộn dầu dấm ở nhà hàng, thấy rau mền và thơm khác với cải xoong Bắc. Nghe những người bạn Huế giới thiệu rau này mọc ở các vách núi đá trên rừng chứ không trồng ở ruộng nước như ngoài Bắc vậy mà trước kia mình chẳng gặp. Mới biết rừng rộng và bao la lắm, vài ba tháng nằm rừng làm sao thấy hết được.
Phía trước xa kia, không biết là “ mấy con dao quăng “ là đường 15N, một nhánh phía đông của hệ thống đường Trường Sơn xưa đầy hấp dẫn . Hai thằng tôi tính đi tính lại, đành phải dừng bước trước đại ngàn Trường Sơn vì sự chuẩn bị chưa đầy đủ và chiều còn cuộc hẹn với người bạn Hương Trà nữa.
Chờ Đ tắm chào rừng xong, chúng tôi rút về “căn cứ “ đúng 2 giờ chiều. Bữa cơm trưa muộn nhưng thật hấp dẫn, cá tràu suối nấu canh măng chua , gà đồi luộc, cải xanh trong vườn xào lòng , chỉ tiếc là vẫn lại ba người. Không biết vì quá muộn hay ý tứ vốn có của người Huế mà vợ con người dẫn đường không cùng ăn được với chúng tôi.
Chia tay gia đình người dẫn đường, cơ sở mới của chúng tôi, hai thằng về Hương Trà gặp Quảng, người đồng đội cũ . Xong những việc cần bàn với Quảng, lại chuyện xưa nhắc lại, chuyện Hà Nội , chuyện Trỗi, Huế nghịch ngợm choảng nhau rồi lại cùng bên nhau giữa chiến trường ác liệt. Ký ức tràn về, bên ly bia trào bọt, ngất ngư chuyện trò quên thời gian, quên trời sáng tối.
Một ngày về rừng thật vui vẻ mỹ mãn, trọn vẹn với ký ức. Không biết anh bạn Đ nghĩ sao về chuyến “ phượt “ rừng này, còn tôi cho rằng chẳng có tua du lịch nào sánh với chuyến đi này. Cảm ơn những người bạn Huế đã đồng cảm, sẻ chia tạo điều kiện cho tôi những ngày ở Huế và giúp đưa tôi về với Huế xưa.
2 nhận xét:
Còm phát đầu tiên của nhà bác đây.
Sông Ô Lâu thật là đẹp, và ăn ảnh nữa.
Tôi đọc đi lại thấy rất hay, bài dài có nên chia làm 2 phần không nhỉ.
Đăng nhận xét