Thu ipad
Nghe người ta giới thiệu về tính năng của ipad. Thử tự chụp mình gửi vào blog xem sao. Cũng mê vì nó nhẹ, tiện lợi nhưng đếm đi, đếm lại vẫn thiếu tiền...Đành chê "nho xanh quá", đợi chín vậy.
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
PHỞ LÂN.( tiếp )
Trong ẩm thực người Hà Nội rất sành, rất kỹ, thậm chí còn cầu kỳ.
Có anh bạn người gốc phố cổ mời mình ăn sáng "bún diêu ốc", anh dắt mình đến nửa vòng Hà Nội đến một con hẻm chật chội ở Trần Xuân Soạn chỉ để thưởng thức "bún diêu ốc" đúng nghĩa của nó. Ngồi ăn mà xe máy chạy sau lưng cứ ào ào, hàng bún gánh ngon đấy nhưng mất công đi xa, ngồi ăn cứ thấp thỏm thế này thật cái ngon chẳng còn.
Mới lại thấy người Hà Nội cũng quá dễ tính, chỗ ngồi sập xệ cũng không là gì, vỉa hè vô tư miễn là ngon và nổi tiếng.
Nổi tiếng như Phở Bát Đàn, muốn ăn thì phải xếp hàng, tự tay bưng bê và tìm chỗ, không còn chỗ thì đứng mà ăn. Sự quan tâm của chủ với khách là nhắc việc tự coi lấy xe mình được ghi vào cái bảng treo trên tường. Ấy như Phở Bát Đàn cũng chưa là gì, nghe còn có những danh quán như " Cháo chửi, Phở mắng " mà người Hà Nội vẫn cứ vào ăn nườm nượp.
Từ lâu đã thành quen, ăn sáng ở Hà Nội ít hàng nào có nước tráng miệng, ai muốn tráng miệng xin mời đi chỗ khác.
Ở Phở Lân thực khách vẫn phải ngồi vỉa hè là chính, vì nhà phố cổ muốn hoành tráng được tốn không ít tiền. Chủ quán cũng chỉ bán có phở nhưng trà nóng, trà đá, cafe, sinh tố đều có đáp ứng cho khách khi cần. Có được như vậy ở Hà Nội cũ là rất hiếm, có lẽ hàng xóm quanh Phở Lân là những người biết mình biết ta, không ghen ăn, tức ở, biết cộng tác cùng nhau. Dọc hai dãy vỉa hè quanh Phở Lân là tiệm cầm đồ, tiệm áo cưới, của hàng bán kim từ điển, cafe, quán trà ...Thế nhưng buổi sáng tất cả hoạt động chỉ xoay quanh Phở Lân. Vỉa hè các tiệm cầm đồ, áo cưới sớm ra chưa mở cửa thì là nơi đặt bàn cho khách ăn phở hay chỗ gửi xe. Các quán Cafe, trà cũng mở phục vụ khách ăn phở, tất nhiên ai đã ngồi bàn kiếng, ghế cao lịch sự thì cũng sẽ biết tự gọi tráng miệng bằng các sản phẩm của họ. Lợi cả đôi đường, nhà Lâm bán được hàng thì cả xóm bán được hàng, đều vui !
Mỗi lần ăn xong mình không gọi nước mà tự sang ngồi bên quán trà nóng. Vừa uống vừa ngắm cái guồng máy " Cộng sinh " của nhóm cư dân này, thấy nó hợp lý hết sức trong điều kiện đất chật người đông của Hà Nội cổ. Lượng khách rất đông, theo chủ quan nó còn đông hơn bên Bát Đàn, có lẽ cũng vì cung cách phục vụ làm khách thoải mái hơn. Thì ra cái dễ tính của người Hà Nội là do hoàn cảnh. Nhớ thời bao cấp, chẳng hàng phở tư nhân nào dám qua mặt quốc doanh, nên có ngon mấy thì cũng chỉ được phép lụp xụp góc phố nhỏ, bác nào làm nhớn tí là "thành phần" biến đổi ngay : Bóc lột !
Đã không dám làm lớn lại nhiễm thói "mậu dich", quát, mắng sơi sơi làm người Hà Nội vốn lễ nghĩa làm đầu cũng phải dằn lòng cam chịu. Chịu mãi thành quen, dù bây giờ đã mở cửa, không ai nhắc đến "thành phần" nữa nhưng để được bát phở ngon, có dịch vụ chu đáo, chỗ ngồi đàng hoàng cũng phải biết chờ và hy vọng. Cái gì cũng phải có lộ trình của nó, đừng nóng vội.
Quay lại với một mắt xích của guồng máy "cộng sinh" này là cô cháu bán chè chén. Cô bé chỉ có hai cái ấm tích hãm chè, một phích tàu, một bếp dầu Thăng Long và mớ ly chén trên diện tích 2m2 vỉa hè thế nhưng luôn tay. Trà nóng 2 ngàn, trà đá 3 ngàn chắc kiếm cũng khá đây, mình tỉ tể :
- Cháu bán mỗi sáng có được 500.000 đồng không ?
- Dạ ! Khoảng thế ạ.
Nhìn con bé rót trà, đưa nước, tính tiền thoăn thoắt, luôn tay thế kia thì chắc phải hơn thế. Đúng là " Buôn thất nghiệp, lãi quan viên " còn gì, sáng ra ngồi lê vỉa hè một tháng kiếm hơn chục triệu thì còn gì bằng. Cũng lại cái thuận của "cộng sinh" mới nên vậy. Thực ra trong guồng máy này còn có những kẻ lang thang như mấy anh đánh giầy cũng tụ về kiếm sống.
Có lẽ ở đâu cũng vậy, đất dễ sống không phải từ đất mà con người trên đất tạo nên nó.
Có anh bạn người gốc phố cổ mời mình ăn sáng "bún diêu ốc", anh dắt mình đến nửa vòng Hà Nội đến một con hẻm chật chội ở Trần Xuân Soạn chỉ để thưởng thức "bún diêu ốc" đúng nghĩa của nó. Ngồi ăn mà xe máy chạy sau lưng cứ ào ào, hàng bún gánh ngon đấy nhưng mất công đi xa, ngồi ăn cứ thấp thỏm thế này thật cái ngon chẳng còn.
Mới lại thấy người Hà Nội cũng quá dễ tính, chỗ ngồi sập xệ cũng không là gì, vỉa hè vô tư miễn là ngon và nổi tiếng.
Nổi tiếng như Phở Bát Đàn, muốn ăn thì phải xếp hàng, tự tay bưng bê và tìm chỗ, không còn chỗ thì đứng mà ăn. Sự quan tâm của chủ với khách là nhắc việc tự coi lấy xe mình được ghi vào cái bảng treo trên tường. Ấy như Phở Bát Đàn cũng chưa là gì, nghe còn có những danh quán như " Cháo chửi, Phở mắng " mà người Hà Nội vẫn cứ vào ăn nườm nượp.
Từ lâu đã thành quen, ăn sáng ở Hà Nội ít hàng nào có nước tráng miệng, ai muốn tráng miệng xin mời đi chỗ khác.
Ở Phở Lân thực khách vẫn phải ngồi vỉa hè là chính, vì nhà phố cổ muốn hoành tráng được tốn không ít tiền. Chủ quán cũng chỉ bán có phở nhưng trà nóng, trà đá, cafe, sinh tố đều có đáp ứng cho khách khi cần. Có được như vậy ở Hà Nội cũ là rất hiếm, có lẽ hàng xóm quanh Phở Lân là những người biết mình biết ta, không ghen ăn, tức ở, biết cộng tác cùng nhau. Dọc hai dãy vỉa hè quanh Phở Lân là tiệm cầm đồ, tiệm áo cưới, của hàng bán kim từ điển, cafe, quán trà ...Thế nhưng buổi sáng tất cả hoạt động chỉ xoay quanh Phở Lân. Vỉa hè các tiệm cầm đồ, áo cưới sớm ra chưa mở cửa thì là nơi đặt bàn cho khách ăn phở hay chỗ gửi xe. Các quán Cafe, trà cũng mở phục vụ khách ăn phở, tất nhiên ai đã ngồi bàn kiếng, ghế cao lịch sự thì cũng sẽ biết tự gọi tráng miệng bằng các sản phẩm của họ. Lợi cả đôi đường, nhà Lâm bán được hàng thì cả xóm bán được hàng, đều vui !
Mỗi lần ăn xong mình không gọi nước mà tự sang ngồi bên quán trà nóng. Vừa uống vừa ngắm cái guồng máy " Cộng sinh " của nhóm cư dân này, thấy nó hợp lý hết sức trong điều kiện đất chật người đông của Hà Nội cổ. Lượng khách rất đông, theo chủ quan nó còn đông hơn bên Bát Đàn, có lẽ cũng vì cung cách phục vụ làm khách thoải mái hơn. Thì ra cái dễ tính của người Hà Nội là do hoàn cảnh. Nhớ thời bao cấp, chẳng hàng phở tư nhân nào dám qua mặt quốc doanh, nên có ngon mấy thì cũng chỉ được phép lụp xụp góc phố nhỏ, bác nào làm nhớn tí là "thành phần" biến đổi ngay : Bóc lột !
Đã không dám làm lớn lại nhiễm thói "mậu dich", quát, mắng sơi sơi làm người Hà Nội vốn lễ nghĩa làm đầu cũng phải dằn lòng cam chịu. Chịu mãi thành quen, dù bây giờ đã mở cửa, không ai nhắc đến "thành phần" nữa nhưng để được bát phở ngon, có dịch vụ chu đáo, chỗ ngồi đàng hoàng cũng phải biết chờ và hy vọng. Cái gì cũng phải có lộ trình của nó, đừng nóng vội.
Quay lại với một mắt xích của guồng máy "cộng sinh" này là cô cháu bán chè chén. Cô bé chỉ có hai cái ấm tích hãm chè, một phích tàu, một bếp dầu Thăng Long và mớ ly chén trên diện tích 2m2 vỉa hè thế nhưng luôn tay. Trà nóng 2 ngàn, trà đá 3 ngàn chắc kiếm cũng khá đây, mình tỉ tể :
- Cháu bán mỗi sáng có được 500.000 đồng không ?
- Dạ ! Khoảng thế ạ.
Nhìn con bé rót trà, đưa nước, tính tiền thoăn thoắt, luôn tay thế kia thì chắc phải hơn thế. Đúng là " Buôn thất nghiệp, lãi quan viên " còn gì, sáng ra ngồi lê vỉa hè một tháng kiếm hơn chục triệu thì còn gì bằng. Cũng lại cái thuận của "cộng sinh" mới nên vậy. Thực ra trong guồng máy này còn có những kẻ lang thang như mấy anh đánh giầy cũng tụ về kiếm sống.
Có lẽ ở đâu cũng vậy, đất dễ sống không phải từ đất mà con người trên đất tạo nên nó.
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
Đàm thoại
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
PHỞ LÂN.
Phở Lân, là mình biết thằng con ông chủ tiệm tên Lân thì gọi thế, chứ nó chẳng có biển hiệu tên tuổi gì. Nằm ở góc Hàng Vải – Cổng Đục, đất phố cổ lại gần Phố Lính ( Phố này do ông nhà văn Chu lai đặt nha ) nên mấy anh Hà Nội gốc lính vẫn thường ra ăn quà sáng ở đây.
Mình cũng là khách thường xuyên của Phở Lân, với mình nó hợp khẩu vị, cũng bởi thế mỗi khi có bạn bè ngoại tỉnh nghé chơi Hà Nội, muốn ăn phở sáng là mình lại kéo ra Hàng Vai.
Phở Lân chỉ có bò nhưng đủ món ; Chín, tái, nạm, gầu, gân, lõi…Tiệm chỉ là gian nhà nhỏ khoảng 14m2, bàn nghế xếp dọc 2 bên hè phố, nhưng luôn kín chỗ. Không ngon sao đông khách được ! Nói ngon, thì phải kể ra được như ông Vũ Bằng, Nguyễn Tuân mới đáng chứ, nhưng cái khoản này mình chịu. Bác nào chưa ghé thì cứ thử một lần xem sao, nhớ là phải đến trước 9h, muộn hơn là có biển: xin lỗi hết hàng
Lịch sự và kiêu thế đấy !
Ra Phở Lân rất hay gặp bạn bè, bạn phổ thông, đại học, bạn lính và bạn phố cổ. Sớm nay cũng vậy, vừa đến đã thấy ông Chí Dũng K8 đang ngồi chờ phở. Ngồi ăn sáng lại có ông bạn Trỗi trò chuyện thì còn gì bằng. Sang café lại thấy chú em Thư, cùng đơn vị cũ mò đến, thế là có cuộc ọp nhỏ của ba thằng : Hai đại tá kịch đường tàu sắp hết đà với anh hưu kỳ cựu là mình.
Ngồi với đương chức thì phải chuyện thế sự, quan trường. Ngóng chuyện mấy đại tá ngẫm lại buồn, phần lớn các bạn mình đều kẹt toa lỡ chuyến. Thua hết mấy tay nó vé đểu, lách cửa phụ sau nhà vệ sinh công cộng giờ đang chễm chệ trên toa. Lại bỗng dưng tuổi nó được trẻ hóa thì bạn mình còn kẹt, kẹt chết dí còn gì, bế tắc như giao thông nước nhà vậy.
Thôi thì thời thế nó vậy, lỡ tàu lỡ chuyến thì xuống ga hưu, về làm thảo dân dưỡng sức, nhàn tâm mà phục vụ con cháu. Ga hưu sắp tới sẽ nhiều khách Trỗi ! Sốc 5 phút, buồn 5 phút còn lại hãy vui lên, thời gian để thảnh thơi vui suốt tuổi già.
Lan man mới tí đã chệch hướng, lạc đề mất rồi, lại tiếp chuyện Phở Lân vậy, nhưng mình không thể kể nó ngon dở thế nào, mọi người đến ăn sẽ tự cảm nhận. Cái muốn kể là cách làm ăn “cộng sinh” của hàng xóm quanh Phở Lân.
( Giải lao tí)
Mình cũng là khách thường xuyên của Phở Lân, với mình nó hợp khẩu vị, cũng bởi thế mỗi khi có bạn bè ngoại tỉnh nghé chơi Hà Nội, muốn ăn phở sáng là mình lại kéo ra Hàng Vai.
Phở Lân chỉ có bò nhưng đủ món ; Chín, tái, nạm, gầu, gân, lõi…Tiệm chỉ là gian nhà nhỏ khoảng 14m2, bàn nghế xếp dọc 2 bên hè phố, nhưng luôn kín chỗ. Không ngon sao đông khách được ! Nói ngon, thì phải kể ra được như ông Vũ Bằng, Nguyễn Tuân mới đáng chứ, nhưng cái khoản này mình chịu. Bác nào chưa ghé thì cứ thử một lần xem sao, nhớ là phải đến trước 9h, muộn hơn là có biển: xin lỗi hết hàng
Lịch sự và kiêu thế đấy !
Ra Phở Lân rất hay gặp bạn bè, bạn phổ thông, đại học, bạn lính và bạn phố cổ. Sớm nay cũng vậy, vừa đến đã thấy ông Chí Dũng K8 đang ngồi chờ phở. Ngồi ăn sáng lại có ông bạn Trỗi trò chuyện thì còn gì bằng. Sang café lại thấy chú em Thư, cùng đơn vị cũ mò đến, thế là có cuộc ọp nhỏ của ba thằng : Hai đại tá kịch đường tàu sắp hết đà với anh hưu kỳ cựu là mình.
Ngồi với đương chức thì phải chuyện thế sự, quan trường. Ngóng chuyện mấy đại tá ngẫm lại buồn, phần lớn các bạn mình đều kẹt toa lỡ chuyến. Thua hết mấy tay nó vé đểu, lách cửa phụ sau nhà vệ sinh công cộng giờ đang chễm chệ trên toa. Lại bỗng dưng tuổi nó được trẻ hóa thì bạn mình còn kẹt, kẹt chết dí còn gì, bế tắc như giao thông nước nhà vậy.
Thôi thì thời thế nó vậy, lỡ tàu lỡ chuyến thì xuống ga hưu, về làm thảo dân dưỡng sức, nhàn tâm mà phục vụ con cháu. Ga hưu sắp tới sẽ nhiều khách Trỗi ! Sốc 5 phút, buồn 5 phút còn lại hãy vui lên, thời gian để thảnh thơi vui suốt tuổi già.
Lan man mới tí đã chệch hướng, lạc đề mất rồi, lại tiếp chuyện Phở Lân vậy, nhưng mình không thể kể nó ngon dở thế nào, mọi người đến ăn sẽ tự cảm nhận. Cái muốn kể là cách làm ăn “cộng sinh” của hàng xóm quanh Phở Lân.
( Giải lao tí)
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011
LÃNG ĐÃNG HÀ NỘI.
Lãng đãng nó là thói quen sau mỗi lần đi xa trở về Hà Nội. Mình vẫn hay lang thang tìm một chỗ ăn sáng ưa thích, rồi tấp vào một quán chè chén nhỏ hóng chuyện.
Lần này cũng vậy, mình mò đến bún giò nhà Hoa béo đầu Điện Biên ăn sáng. Hơn ba tháng nay rồi không đến, nhưng bà chủ vẫn nhớ, vẫn một xuất bún chấm như mọi khi, không cần phải nhắc.
Quán chè chén góc Tôn Thất Thiệp – Trần Phú của lão hói là nơi mình thường ghé. Ở đây mình thích vì có đôi sóc nâu. Mình nhớ chúng, nhớ cây mâm xôi già, nơi đôi sóc nhỏ vẫn chạy qua chạy lại nhìn khách qua đường.
- Ông anh, cho em chén trà nóng_ Mình bảo lão hói, rồi chọn góc ngồi hướng về phía cây mâm xôi già tìm đôi sóc.
- Nước của anh đây. Cho em mượn cái điếu.
Lão hói đặt nước xuống bàn là vớ ngay cái điếu cày, lão vê vê bi thuốc , tiếng roẹt, roẹt rồi tiếng rít dài, bụm khói từ miệng lão tỏa ra lơ lửng trên đầu. Nhìm lão lơ mơ sau cái rít dài mình nghĩ : Đầu hói thế kia, có mấy sợi tóc cũng bạc cả mà bày đặt gọi mình là anh, xưng em, chán ! Tính trả tiền về nhưng lại chưa gặp đôi sóc.
- Đôi sóc mọi khi còn không anh ?
- Vẫn còn anh ạ, chắc trời mưa nên nó ra muộn !
Làm thêm chén nữa, chờ vậy ! Lão hói chợt bật đứng lên, chạy vào nhà, khi ra trong tay là nắm thóc. Lão sang bên đướng rắc thóc dưới gốc mâm xôi rồi quay lại bàn nước. Một đàn chim sẻ xà xuống, tíu tít, tung tăng lượm nhặt thóc. Mỗi khi có người hay xe qua, lũ sẻ lại vút lên những tán lá mâm xôi né tránh. Chúng lao xuống, bay lên cho đến khi gốc mâm xôi trở lại màu đen của đất. Đàn sẻ biến mất, chúng đi đâu, lang thang những đâu…? Ta không biết được.
Lão hói bảo : nó thành quen rồi, cả lão và lũ sẻ sáng nào cũng chào nhau như thế. Lão tặng chúng nắm thóc, còn lũ sẻ tặng lại lão cái chí chóe, ríu rít của tuổi thơ lão. Nhà mình xưa cũng có một cây mâm xôi giống nhà lão, nhưng mình gọi nó là cây huân chương vì ngày bé lũ trẻ trong phố hay lấy lá của nó dán vào ngực làm giả huân chương.
Cây huân chương nhà mình giờ không còn nữa, cây mâm xôi nhà lão thì còn, dù có già đi, xù xì vậy vẫn là chỗ chơi của lũ sẻ, của đôi sóc và cả của chính lão nữa. Có lẽ vì vậy mà lão chẳng chịu đi đâu, ngược lại với mình lang thang suốt và giờ vẫn thích lang thang. Có điều giông giống là cả hai cùng nghĩ mình còn trẻ nên mới xung hô vậy, mà không chừng lảo trẻ hơn mình thật, vì cô vợ lão trông trẻ hơn vợ mình.
Lần này cũng vậy, mình mò đến bún giò nhà Hoa béo đầu Điện Biên ăn sáng. Hơn ba tháng nay rồi không đến, nhưng bà chủ vẫn nhớ, vẫn một xuất bún chấm như mọi khi, không cần phải nhắc.
Quán chè chén góc Tôn Thất Thiệp – Trần Phú của lão hói là nơi mình thường ghé. Ở đây mình thích vì có đôi sóc nâu. Mình nhớ chúng, nhớ cây mâm xôi già, nơi đôi sóc nhỏ vẫn chạy qua chạy lại nhìn khách qua đường.
- Ông anh, cho em chén trà nóng_ Mình bảo lão hói, rồi chọn góc ngồi hướng về phía cây mâm xôi già tìm đôi sóc.
- Nước của anh đây. Cho em mượn cái điếu.
Lão hói đặt nước xuống bàn là vớ ngay cái điếu cày, lão vê vê bi thuốc , tiếng roẹt, roẹt rồi tiếng rít dài, bụm khói từ miệng lão tỏa ra lơ lửng trên đầu. Nhìm lão lơ mơ sau cái rít dài mình nghĩ : Đầu hói thế kia, có mấy sợi tóc cũng bạc cả mà bày đặt gọi mình là anh, xưng em, chán ! Tính trả tiền về nhưng lại chưa gặp đôi sóc.
- Đôi sóc mọi khi còn không anh ?
- Vẫn còn anh ạ, chắc trời mưa nên nó ra muộn !
Làm thêm chén nữa, chờ vậy ! Lão hói chợt bật đứng lên, chạy vào nhà, khi ra trong tay là nắm thóc. Lão sang bên đướng rắc thóc dưới gốc mâm xôi rồi quay lại bàn nước. Một đàn chim sẻ xà xuống, tíu tít, tung tăng lượm nhặt thóc. Mỗi khi có người hay xe qua, lũ sẻ lại vút lên những tán lá mâm xôi né tránh. Chúng lao xuống, bay lên cho đến khi gốc mâm xôi trở lại màu đen của đất. Đàn sẻ biến mất, chúng đi đâu, lang thang những đâu…? Ta không biết được.
Lão hói bảo : nó thành quen rồi, cả lão và lũ sẻ sáng nào cũng chào nhau như thế. Lão tặng chúng nắm thóc, còn lũ sẻ tặng lại lão cái chí chóe, ríu rít của tuổi thơ lão. Nhà mình xưa cũng có một cây mâm xôi giống nhà lão, nhưng mình gọi nó là cây huân chương vì ngày bé lũ trẻ trong phố hay lấy lá của nó dán vào ngực làm giả huân chương.
Cây huân chương nhà mình giờ không còn nữa, cây mâm xôi nhà lão thì còn, dù có già đi, xù xì vậy vẫn là chỗ chơi của lũ sẻ, của đôi sóc và cả của chính lão nữa. Có lẽ vì vậy mà lão chẳng chịu đi đâu, ngược lại với mình lang thang suốt và giờ vẫn thích lang thang. Có điều giông giống là cả hai cùng nghĩ mình còn trẻ nên mới xung hô vậy, mà không chừng lảo trẻ hơn mình thật, vì cô vợ lão trông trẻ hơn vợ mình.
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
THẰNG TOÀN (4)
Mình nhận ra Toàn ngay khi cậu ấy còn đang ở bãi gửi xe của khách sạn. Bấy nhiêu năm vẫn thế, vẫn chúm chím cái miệng mỗi khi cười, mà rất hay cười, nhiều khi mình phải hỏi : “ Mày cười gì thế ? “. Chẳng nói, đáp lại mình vẫn chỉ một nụ cười, thế đấy ! Người đậm hơn, tóc đã điểm bạc, ngoài 50 rồi ai chả thế.
Tụi mình kéo nhau ra một quán nhậu nhỏ gần khách sạn. Ngoài trời đổ mưa, rả rích kéo dài suốt buổi tối, trong quán vắng hai thằng vừa uống, vừa chuyện.
Ai phải phiêu bạt xa xứ cũng đều vì mưu sinh cả, việc Toàn bỏ quê lên đây cũng vậy nhưng không nghĩ hoàn cảnh lại cơ cực đến thế. Mình lại nhớ “ Cái đêm ấy đêm nào ?” trong phóng sự của Phùng Gia Lộc. Quả là lúc đó cũng đã dập rình một nạm đói. Hoàn cảnh nhà Toàn cũng như nhiều hộ nông dân xứ Thanh khác, thiếu, đói và nợ nần…Toàn phải ra quân sau 2 cuộc chiến, để rồi bước vào cuộc chiến mới : cứu đói cho gia đình. Theo người làng vào Quảng Nam đào vàng, mấy tháng trời tích được hai chỉ vàng cám. Kết quả ấy thật không tương xứng với nhưng gian khó, nguy hiểm của công việc. Bán hết số vàng, mua được mấy chục ký gạo gửi về nhà, Toàn lang thang vô vọng. Mò lên Đắc Lắc cầu cứu con em gái đang dạy học, tính xin nó ít tiền mang về cho các cụ, chẳng ngờ, Đắc Lắc nó lưu Toàn lại cho đến hôm nay…
May mắn nhiều lắm! Không chỉ vì đất cao nguyên rộng và màu mỡ mà cái chính là có những thay đổi trong tư duy kinh tế. Mọi người không kiên định nổi với nền kinh tế kế hoạch hoá XHCN nữa rồi. Ban đầu là khoán chui trong nông nghiệp, là nới lỏng giao thương rồi cho phát triển các thành phần kinh tế .v.v.
Đến hôm nay không thấy ai nhắc đến “ Kiên định đi lên CNXH”, không thấy ai bàn về “ Làm chủ tập thể “ nữa, mà có nhắc đến thì người ta kèm thêm hai chữ “định hướng”, mình hiểu có đi chệch choạc tí cũng không sao (?), cũng không bị các tiền nhân quở trách.
Nghĩ lại những khẩu hiệu cửa miệng ngày đó, mình thấm và nhớ lắm !
Nhớ năm 1980, đi coi thi trong Nghệ Tĩnh, thấy dân khổ lắm, nhiều nơi một bữa ăn khoai lang luộc với cà pháo, bứ họng thì uống nước chè xanh. Bấy giờ ở Nghệ Tĩnh người ta hay nhắc đi nhắc lại câu của một bác cán bộ tỉnh, đại khái là : Người Nghệ Tĩnh đi lên CNXH từ mo cơm với đọi cà _ Nghe thật ý chí, thật quyết tâm. Mấy năm sau “ mo cơm trắng không độn “ cũng là cái nhiều người trông đợi. Cái khổ không chỉ lính biên cương hay nông dân đầu tắt mặt tối, mà ngay cả những công chức các tỉnh thành cũng khổ. Hà Nội, hôm nào xếp hàng được cô mậu dịch viên ưu tiên cho mua 3 mớ rau muống già là mừng quýnh. Về thế nào cũng được vợ khen là trai đảm, vui đến nỗi mà vừa đạp xe vừa hát :” Cho ngày nay, cho ngày mai, cho 3 ngày sau…”. Ôi , cái thời bao cấp đã xa nhưng khó quên !
Thôi, chẳng nghĩ suy gì nữa! Hôm nay được thế này là phước lắm rồi. Toàn đã có nhà với vài ha café, mừng nhất là con cái đều đại học cả, một đứa đã đi làm ở Sài Gòn.
Lại uống, lại chuyện và bao giờ cũng thế, lính gặp nhau là chuyện xưa nhắc lại, nó thành “ bệnh” rồi, cái người ta vẫn gọi là “ Hội chứng chiến tranh ”.
Tụi mình kéo nhau ra một quán nhậu nhỏ gần khách sạn. Ngoài trời đổ mưa, rả rích kéo dài suốt buổi tối, trong quán vắng hai thằng vừa uống, vừa chuyện.
Ai phải phiêu bạt xa xứ cũng đều vì mưu sinh cả, việc Toàn bỏ quê lên đây cũng vậy nhưng không nghĩ hoàn cảnh lại cơ cực đến thế. Mình lại nhớ “ Cái đêm ấy đêm nào ?” trong phóng sự của Phùng Gia Lộc. Quả là lúc đó cũng đã dập rình một nạm đói. Hoàn cảnh nhà Toàn cũng như nhiều hộ nông dân xứ Thanh khác, thiếu, đói và nợ nần…Toàn phải ra quân sau 2 cuộc chiến, để rồi bước vào cuộc chiến mới : cứu đói cho gia đình. Theo người làng vào Quảng Nam đào vàng, mấy tháng trời tích được hai chỉ vàng cám. Kết quả ấy thật không tương xứng với nhưng gian khó, nguy hiểm của công việc. Bán hết số vàng, mua được mấy chục ký gạo gửi về nhà, Toàn lang thang vô vọng. Mò lên Đắc Lắc cầu cứu con em gái đang dạy học, tính xin nó ít tiền mang về cho các cụ, chẳng ngờ, Đắc Lắc nó lưu Toàn lại cho đến hôm nay…
May mắn nhiều lắm! Không chỉ vì đất cao nguyên rộng và màu mỡ mà cái chính là có những thay đổi trong tư duy kinh tế. Mọi người không kiên định nổi với nền kinh tế kế hoạch hoá XHCN nữa rồi. Ban đầu là khoán chui trong nông nghiệp, là nới lỏng giao thương rồi cho phát triển các thành phần kinh tế .v.v.
Đến hôm nay không thấy ai nhắc đến “ Kiên định đi lên CNXH”, không thấy ai bàn về “ Làm chủ tập thể “ nữa, mà có nhắc đến thì người ta kèm thêm hai chữ “định hướng”, mình hiểu có đi chệch choạc tí cũng không sao (?), cũng không bị các tiền nhân quở trách.
Nghĩ lại những khẩu hiệu cửa miệng ngày đó, mình thấm và nhớ lắm !
Nhớ năm 1980, đi coi thi trong Nghệ Tĩnh, thấy dân khổ lắm, nhiều nơi một bữa ăn khoai lang luộc với cà pháo, bứ họng thì uống nước chè xanh. Bấy giờ ở Nghệ Tĩnh người ta hay nhắc đi nhắc lại câu của một bác cán bộ tỉnh, đại khái là : Người Nghệ Tĩnh đi lên CNXH từ mo cơm với đọi cà _ Nghe thật ý chí, thật quyết tâm. Mấy năm sau “ mo cơm trắng không độn “ cũng là cái nhiều người trông đợi. Cái khổ không chỉ lính biên cương hay nông dân đầu tắt mặt tối, mà ngay cả những công chức các tỉnh thành cũng khổ. Hà Nội, hôm nào xếp hàng được cô mậu dịch viên ưu tiên cho mua 3 mớ rau muống già là mừng quýnh. Về thế nào cũng được vợ khen là trai đảm, vui đến nỗi mà vừa đạp xe vừa hát :” Cho ngày nay, cho ngày mai, cho 3 ngày sau…”. Ôi , cái thời bao cấp đã xa nhưng khó quên !
Thôi, chẳng nghĩ suy gì nữa! Hôm nay được thế này là phước lắm rồi. Toàn đã có nhà với vài ha café, mừng nhất là con cái đều đại học cả, một đứa đã đi làm ở Sài Gòn.
Lại uống, lại chuyện và bao giờ cũng thế, lính gặp nhau là chuyện xưa nhắc lại, nó thành “ bệnh” rồi, cái người ta vẫn gọi là “ Hội chứng chiến tranh ”.
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011
Không đề
Chuyện Toàn đấy nhưng lại là chuyện mình. Có hai đồng đội đọc xong thì viết tặng mình mấy câu thơ, đều không đề. Hay dở ra sao thì không biết nhưng nó nói đúng ruột gan mình.
Từ Trung sĩ 1, CCB Quân đoàn 4
Trái tâm tư chín rồi ...
Rụng về miền cát cháy.
Hoa hay là Ánh đấy
Mà loanh quanh đi tìm?
Tóc sương sờ soạng trái tim
Bỗng nhiên vớ được con chim đồi mồi.
Hỏi em, em đã xa rồi.
Hỏi ta, ta đã nửa đời uống quên.
..........................
Tặng bác Phong Quảng
Từ votmuoi_CCB Quân đoàn 3
Đã được trải qua là đã được
Dù niềm vui hay nỗi khổ đau
Có nỗi niềm mang mãi đến mai sau
Thành cát bỏng quê nghèo xa ngái
Có những phận người để người mang mãi
Dù mong manh như Ánh dương tàn
Một sáng dậy , mầm chồi từ cát
Mới tinh khôi ca hát lứu lo
Yêu cuộc đời để nhận để cho
Vệt nhớ như sẹo mờ càng nhớ....
Tặng bác Phong Quảng
Hừ ! Mấy thằng bạn nhậu.
Từ Trung sĩ 1, CCB Quân đoàn 4
Trái tâm tư chín rồi ...
Rụng về miền cát cháy.
Hoa hay là Ánh đấy
Mà loanh quanh đi tìm?
Tóc sương sờ soạng trái tim
Bỗng nhiên vớ được con chim đồi mồi.
Hỏi em, em đã xa rồi.
Hỏi ta, ta đã nửa đời uống quên.
..........................
Tặng bác Phong Quảng
Từ votmuoi_CCB Quân đoàn 3
Đã được trải qua là đã được
Dù niềm vui hay nỗi khổ đau
Có nỗi niềm mang mãi đến mai sau
Thành cát bỏng quê nghèo xa ngái
Có những phận người để người mang mãi
Dù mong manh như Ánh dương tàn
Một sáng dậy , mầm chồi từ cát
Mới tinh khôi ca hát lứu lo
Yêu cuộc đời để nhận để cho
Vệt nhớ như sẹo mờ càng nhớ....
Tặng bác Phong Quảng
Hừ ! Mấy thằng bạn nhậu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)