Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011
CHÁU NGẠI
TỰ HÃO TÝ !
Mới hơn 2 tuổi mà cháu tui đủ trình để tham gia bình chọn cho Hạ Long đấy ! Mình phục cháu mình quá !
Tối rồi, về nhà nhanh kẻo mẹ phạt
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011
THẰNG CÔNG
Cả khu tập thể mình ai cũng biết Công và coi nó như người trong xóm. Công đánh giày, Công xe ôm, giờ này có người gọi Công taxi, người ta gọi nó theo những thăng tiến của " sự nghiệp". Riêng mình thế nào cũng chỉ gọi: Thằng Công.
20 năm trước, nó là chú bé đánh giầy, ngày ngày vẫn đến dãy kiot phố mình cùng lũ trẻ lang thang đường phố. Sáng ra, lũ trẻ không biết ở đâu xà vào các cửa hàng, tìm khách đánh giầy, bán báo, ào ào một lúc xong việc là biến mất như chim, chúng tỏa khắp nơi trong thành phố, đến những nhà ga, bến xe, công viên để kiếm sống. Riêng Công, nó chẳng đi đâu cả, chỉ ở lại góc phố xóm mình, kiên trì chờ đợi những khách hàng đến muộn, nhặt nhạnh phần công việc còn sót lại sau buổi sáng.
Dần dà người ta quen với sự có mặt của nó. Khi nhà bán giải khát nhờ kê lại cho cái bàn, lúc chị bán quần áo nhờ chuyển manocanh sang chỗ khác, tất tật cả hai chục kiot ai có việc vặt gì đều ới nó. Mọi người thấy nó ngoan, không đua đòi, bặm trợn như những trẻ bụi đời khác, nên mỗi lần nhờ việc gì đêu dúi cho nó ít tiền bồi dưỡng. Các anh, các chú cần đánh giầy chưa thấy nó cũng ráng chờ, giành việc cho nó. Có bà, có chị còn về nhà mang ra cả mớ giày cho nó đánh, khi thanh toán không lấy tiền thúi lại.
Công tính sởi lởi, hay la cà trò chuyện với mọi người, nên mỗi lần ra quán uống nước thấy Công là mình và nó lại chuyện trò. Quê tận Nam Định lên phố đánh giày, biết nhà hoàn cảnh, đói nghèo, nên nó luôn chăm chỉ kiếm tiền tích góp gửi về nhà phụ giúp bố mẹ.
Một bận hai bác cháu chuyện trò như thường lệ, Công thủ thỉ :
- Tuần sau cháu phải về quê để đi nghĩa vụ quân sự.
Mình sững người, chợt nhận ra nó đã lớn, mới thế mà đã sáu bảy năm trời, vậy mà vẫn quen nhìn nó như một chú bé. Và lạ, vì sao kẻ bụi đời lang thang như nó vẫn nhớ và ý thức được nghĩa vụ công dân của mình nhỉ ?
- Mấy năm nay cháu tích được 12 triệu, định lên đơn vị biếu xén, chạy chọt xin đi học lái xe có được không bác ?
Lái xe, để biết lái thì 12 triệu thời điểm đó có thể đủ tiền cho 3, 4 người lấy bằng ở các trung tâm dạy nghề, tại sao phải làm vậy ? Thằng này quẫn chăng ? Nhưng ngẫm kỹ mới lại thấy nó có lý của nó, bởi nếu đã được đào tạo ắt phải có nhu cầu. Người ta dạy nó lái xe không phải cho vui mà sẽ dùng, nó có việc làm. Một cửa hẹp thoát cảnh lang thang của đứa trẻ thất học như nó. Nhỏ nhoi với ai chứ với nó là ước vọng, là cơ hội đổi đời, là xuất phát điểm để trở thành người tử tế hơn trong mắt xã hội. Biết đâu đấy ! Bắt đầu từ lái xe, nếu khôn khéo và may mắn nó có thể thăng tiến.
Ai cũng có quyền hy vọng và hành động theo ước muốn của mình nhưng 12 triệu, liệu có đủ cho sự khởi đầu làm người "tử tế" được không ?
Thì ra Công cũng có cái ranh mãnh của mình, sống cùng đám bạn bụi đời đường phố, hàng ngày được nghe chuyện xã hội từ đủ loại khách, nó học và hành xử theo nhận thức của mình. Nó biết chuyện chạy chọt, đút lót hôm nay đã quá là bình thường. Quyền, Chức, bằng, danh hiệu đều có thể đạt được nhờ đồng tiền và sự ranh mãnh. Và để được làm anh lái xe tử tế phải chạy thôi.
Chẳng nỡ trách Công, bởi cách làm của nó phù hợp với thực trạng xã hội, chỉ thương nó còn lẫn lộn về sự tử tế và lo số tiền 12 triệu, cái ranh mãnh đường phố của nó chưa đủ...
- Bác khuyên mày nên đưa tiền về cho cha mẹ. Số tiền đó chưa đủ để giúp mày đâu, đừng phí !
Sau buổi đó bác cháu tôi không gặp nhau nữa, ai cũng biết nó về quê để thực hiện nghĩa vụ của một công dân đất Việt.
20 năm trước, nó là chú bé đánh giầy, ngày ngày vẫn đến dãy kiot phố mình cùng lũ trẻ lang thang đường phố. Sáng ra, lũ trẻ không biết ở đâu xà vào các cửa hàng, tìm khách đánh giầy, bán báo, ào ào một lúc xong việc là biến mất như chim, chúng tỏa khắp nơi trong thành phố, đến những nhà ga, bến xe, công viên để kiếm sống. Riêng Công, nó chẳng đi đâu cả, chỉ ở lại góc phố xóm mình, kiên trì chờ đợi những khách hàng đến muộn, nhặt nhạnh phần công việc còn sót lại sau buổi sáng.
Dần dà người ta quen với sự có mặt của nó. Khi nhà bán giải khát nhờ kê lại cho cái bàn, lúc chị bán quần áo nhờ chuyển manocanh sang chỗ khác, tất tật cả hai chục kiot ai có việc vặt gì đều ới nó. Mọi người thấy nó ngoan, không đua đòi, bặm trợn như những trẻ bụi đời khác, nên mỗi lần nhờ việc gì đêu dúi cho nó ít tiền bồi dưỡng. Các anh, các chú cần đánh giầy chưa thấy nó cũng ráng chờ, giành việc cho nó. Có bà, có chị còn về nhà mang ra cả mớ giày cho nó đánh, khi thanh toán không lấy tiền thúi lại.
Công tính sởi lởi, hay la cà trò chuyện với mọi người, nên mỗi lần ra quán uống nước thấy Công là mình và nó lại chuyện trò. Quê tận Nam Định lên phố đánh giày, biết nhà hoàn cảnh, đói nghèo, nên nó luôn chăm chỉ kiếm tiền tích góp gửi về nhà phụ giúp bố mẹ.
Một bận hai bác cháu chuyện trò như thường lệ, Công thủ thỉ :
- Tuần sau cháu phải về quê để đi nghĩa vụ quân sự.
Mình sững người, chợt nhận ra nó đã lớn, mới thế mà đã sáu bảy năm trời, vậy mà vẫn quen nhìn nó như một chú bé. Và lạ, vì sao kẻ bụi đời lang thang như nó vẫn nhớ và ý thức được nghĩa vụ công dân của mình nhỉ ?
- Mấy năm nay cháu tích được 12 triệu, định lên đơn vị biếu xén, chạy chọt xin đi học lái xe có được không bác ?
Lái xe, để biết lái thì 12 triệu thời điểm đó có thể đủ tiền cho 3, 4 người lấy bằng ở các trung tâm dạy nghề, tại sao phải làm vậy ? Thằng này quẫn chăng ? Nhưng ngẫm kỹ mới lại thấy nó có lý của nó, bởi nếu đã được đào tạo ắt phải có nhu cầu. Người ta dạy nó lái xe không phải cho vui mà sẽ dùng, nó có việc làm. Một cửa hẹp thoát cảnh lang thang của đứa trẻ thất học như nó. Nhỏ nhoi với ai chứ với nó là ước vọng, là cơ hội đổi đời, là xuất phát điểm để trở thành người tử tế hơn trong mắt xã hội. Biết đâu đấy ! Bắt đầu từ lái xe, nếu khôn khéo và may mắn nó có thể thăng tiến.
Ai cũng có quyền hy vọng và hành động theo ước muốn của mình nhưng 12 triệu, liệu có đủ cho sự khởi đầu làm người "tử tế" được không ?
Thì ra Công cũng có cái ranh mãnh của mình, sống cùng đám bạn bụi đời đường phố, hàng ngày được nghe chuyện xã hội từ đủ loại khách, nó học và hành xử theo nhận thức của mình. Nó biết chuyện chạy chọt, đút lót hôm nay đã quá là bình thường. Quyền, Chức, bằng, danh hiệu đều có thể đạt được nhờ đồng tiền và sự ranh mãnh. Và để được làm anh lái xe tử tế phải chạy thôi.
Chẳng nỡ trách Công, bởi cách làm của nó phù hợp với thực trạng xã hội, chỉ thương nó còn lẫn lộn về sự tử tế và lo số tiền 12 triệu, cái ranh mãnh đường phố của nó chưa đủ...
- Bác khuyên mày nên đưa tiền về cho cha mẹ. Số tiền đó chưa đủ để giúp mày đâu, đừng phí !
Sau buổi đó bác cháu tôi không gặp nhau nữa, ai cũng biết nó về quê để thực hiện nghĩa vụ của một công dân đất Việt.
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Thu ipad
Thu ipad
Nghe người ta giới thiệu về tính năng của ipad. Thử tự chụp mình gửi vào blog xem sao. Cũng mê vì nó nhẹ, tiện lợi nhưng đếm đi, đếm lại vẫn thiếu tiền...Đành chê "nho xanh quá", đợi chín vậy.
Nghe người ta giới thiệu về tính năng của ipad. Thử tự chụp mình gửi vào blog xem sao. Cũng mê vì nó nhẹ, tiện lợi nhưng đếm đi, đếm lại vẫn thiếu tiền...Đành chê "nho xanh quá", đợi chín vậy.
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
PHỞ LÂN.( tiếp )
Trong ẩm thực người Hà Nội rất sành, rất kỹ, thậm chí còn cầu kỳ.
Có anh bạn người gốc phố cổ mời mình ăn sáng "bún diêu ốc", anh dắt mình đến nửa vòng Hà Nội đến một con hẻm chật chội ở Trần Xuân Soạn chỉ để thưởng thức "bún diêu ốc" đúng nghĩa của nó. Ngồi ăn mà xe máy chạy sau lưng cứ ào ào, hàng bún gánh ngon đấy nhưng mất công đi xa, ngồi ăn cứ thấp thỏm thế này thật cái ngon chẳng còn.
Mới lại thấy người Hà Nội cũng quá dễ tính, chỗ ngồi sập xệ cũng không là gì, vỉa hè vô tư miễn là ngon và nổi tiếng.
Nổi tiếng như Phở Bát Đàn, muốn ăn thì phải xếp hàng, tự tay bưng bê và tìm chỗ, không còn chỗ thì đứng mà ăn. Sự quan tâm của chủ với khách là nhắc việc tự coi lấy xe mình được ghi vào cái bảng treo trên tường. Ấy như Phở Bát Đàn cũng chưa là gì, nghe còn có những danh quán như " Cháo chửi, Phở mắng " mà người Hà Nội vẫn cứ vào ăn nườm nượp.
Từ lâu đã thành quen, ăn sáng ở Hà Nội ít hàng nào có nước tráng miệng, ai muốn tráng miệng xin mời đi chỗ khác.
Ở Phở Lân thực khách vẫn phải ngồi vỉa hè là chính, vì nhà phố cổ muốn hoành tráng được tốn không ít tiền. Chủ quán cũng chỉ bán có phở nhưng trà nóng, trà đá, cafe, sinh tố đều có đáp ứng cho khách khi cần. Có được như vậy ở Hà Nội cũ là rất hiếm, có lẽ hàng xóm quanh Phở Lân là những người biết mình biết ta, không ghen ăn, tức ở, biết cộng tác cùng nhau. Dọc hai dãy vỉa hè quanh Phở Lân là tiệm cầm đồ, tiệm áo cưới, của hàng bán kim từ điển, cafe, quán trà ...Thế nhưng buổi sáng tất cả hoạt động chỉ xoay quanh Phở Lân. Vỉa hè các tiệm cầm đồ, áo cưới sớm ra chưa mở cửa thì là nơi đặt bàn cho khách ăn phở hay chỗ gửi xe. Các quán Cafe, trà cũng mở phục vụ khách ăn phở, tất nhiên ai đã ngồi bàn kiếng, ghế cao lịch sự thì cũng sẽ biết tự gọi tráng miệng bằng các sản phẩm của họ. Lợi cả đôi đường, nhà Lâm bán được hàng thì cả xóm bán được hàng, đều vui !
Mỗi lần ăn xong mình không gọi nước mà tự sang ngồi bên quán trà nóng. Vừa uống vừa ngắm cái guồng máy " Cộng sinh " của nhóm cư dân này, thấy nó hợp lý hết sức trong điều kiện đất chật người đông của Hà Nội cổ. Lượng khách rất đông, theo chủ quan nó còn đông hơn bên Bát Đàn, có lẽ cũng vì cung cách phục vụ làm khách thoải mái hơn. Thì ra cái dễ tính của người Hà Nội là do hoàn cảnh. Nhớ thời bao cấp, chẳng hàng phở tư nhân nào dám qua mặt quốc doanh, nên có ngon mấy thì cũng chỉ được phép lụp xụp góc phố nhỏ, bác nào làm nhớn tí là "thành phần" biến đổi ngay : Bóc lột !
Đã không dám làm lớn lại nhiễm thói "mậu dich", quát, mắng sơi sơi làm người Hà Nội vốn lễ nghĩa làm đầu cũng phải dằn lòng cam chịu. Chịu mãi thành quen, dù bây giờ đã mở cửa, không ai nhắc đến "thành phần" nữa nhưng để được bát phở ngon, có dịch vụ chu đáo, chỗ ngồi đàng hoàng cũng phải biết chờ và hy vọng. Cái gì cũng phải có lộ trình của nó, đừng nóng vội.
Quay lại với một mắt xích của guồng máy "cộng sinh" này là cô cháu bán chè chén. Cô bé chỉ có hai cái ấm tích hãm chè, một phích tàu, một bếp dầu Thăng Long và mớ ly chén trên diện tích 2m2 vỉa hè thế nhưng luôn tay. Trà nóng 2 ngàn, trà đá 3 ngàn chắc kiếm cũng khá đây, mình tỉ tể :
- Cháu bán mỗi sáng có được 500.000 đồng không ?
- Dạ ! Khoảng thế ạ.
Nhìn con bé rót trà, đưa nước, tính tiền thoăn thoắt, luôn tay thế kia thì chắc phải hơn thế. Đúng là " Buôn thất nghiệp, lãi quan viên " còn gì, sáng ra ngồi lê vỉa hè một tháng kiếm hơn chục triệu thì còn gì bằng. Cũng lại cái thuận của "cộng sinh" mới nên vậy. Thực ra trong guồng máy này còn có những kẻ lang thang như mấy anh đánh giầy cũng tụ về kiếm sống.
Có lẽ ở đâu cũng vậy, đất dễ sống không phải từ đất mà con người trên đất tạo nên nó.
Có anh bạn người gốc phố cổ mời mình ăn sáng "bún diêu ốc", anh dắt mình đến nửa vòng Hà Nội đến một con hẻm chật chội ở Trần Xuân Soạn chỉ để thưởng thức "bún diêu ốc" đúng nghĩa của nó. Ngồi ăn mà xe máy chạy sau lưng cứ ào ào, hàng bún gánh ngon đấy nhưng mất công đi xa, ngồi ăn cứ thấp thỏm thế này thật cái ngon chẳng còn.
Mới lại thấy người Hà Nội cũng quá dễ tính, chỗ ngồi sập xệ cũng không là gì, vỉa hè vô tư miễn là ngon và nổi tiếng.
Nổi tiếng như Phở Bát Đàn, muốn ăn thì phải xếp hàng, tự tay bưng bê và tìm chỗ, không còn chỗ thì đứng mà ăn. Sự quan tâm của chủ với khách là nhắc việc tự coi lấy xe mình được ghi vào cái bảng treo trên tường. Ấy như Phở Bát Đàn cũng chưa là gì, nghe còn có những danh quán như " Cháo chửi, Phở mắng " mà người Hà Nội vẫn cứ vào ăn nườm nượp.
Từ lâu đã thành quen, ăn sáng ở Hà Nội ít hàng nào có nước tráng miệng, ai muốn tráng miệng xin mời đi chỗ khác.
Ở Phở Lân thực khách vẫn phải ngồi vỉa hè là chính, vì nhà phố cổ muốn hoành tráng được tốn không ít tiền. Chủ quán cũng chỉ bán có phở nhưng trà nóng, trà đá, cafe, sinh tố đều có đáp ứng cho khách khi cần. Có được như vậy ở Hà Nội cũ là rất hiếm, có lẽ hàng xóm quanh Phở Lân là những người biết mình biết ta, không ghen ăn, tức ở, biết cộng tác cùng nhau. Dọc hai dãy vỉa hè quanh Phở Lân là tiệm cầm đồ, tiệm áo cưới, của hàng bán kim từ điển, cafe, quán trà ...Thế nhưng buổi sáng tất cả hoạt động chỉ xoay quanh Phở Lân. Vỉa hè các tiệm cầm đồ, áo cưới sớm ra chưa mở cửa thì là nơi đặt bàn cho khách ăn phở hay chỗ gửi xe. Các quán Cafe, trà cũng mở phục vụ khách ăn phở, tất nhiên ai đã ngồi bàn kiếng, ghế cao lịch sự thì cũng sẽ biết tự gọi tráng miệng bằng các sản phẩm của họ. Lợi cả đôi đường, nhà Lâm bán được hàng thì cả xóm bán được hàng, đều vui !
Mỗi lần ăn xong mình không gọi nước mà tự sang ngồi bên quán trà nóng. Vừa uống vừa ngắm cái guồng máy " Cộng sinh " của nhóm cư dân này, thấy nó hợp lý hết sức trong điều kiện đất chật người đông của Hà Nội cổ. Lượng khách rất đông, theo chủ quan nó còn đông hơn bên Bát Đàn, có lẽ cũng vì cung cách phục vụ làm khách thoải mái hơn. Thì ra cái dễ tính của người Hà Nội là do hoàn cảnh. Nhớ thời bao cấp, chẳng hàng phở tư nhân nào dám qua mặt quốc doanh, nên có ngon mấy thì cũng chỉ được phép lụp xụp góc phố nhỏ, bác nào làm nhớn tí là "thành phần" biến đổi ngay : Bóc lột !
Đã không dám làm lớn lại nhiễm thói "mậu dich", quát, mắng sơi sơi làm người Hà Nội vốn lễ nghĩa làm đầu cũng phải dằn lòng cam chịu. Chịu mãi thành quen, dù bây giờ đã mở cửa, không ai nhắc đến "thành phần" nữa nhưng để được bát phở ngon, có dịch vụ chu đáo, chỗ ngồi đàng hoàng cũng phải biết chờ và hy vọng. Cái gì cũng phải có lộ trình của nó, đừng nóng vội.
Quay lại với một mắt xích của guồng máy "cộng sinh" này là cô cháu bán chè chén. Cô bé chỉ có hai cái ấm tích hãm chè, một phích tàu, một bếp dầu Thăng Long và mớ ly chén trên diện tích 2m2 vỉa hè thế nhưng luôn tay. Trà nóng 2 ngàn, trà đá 3 ngàn chắc kiếm cũng khá đây, mình tỉ tể :
- Cháu bán mỗi sáng có được 500.000 đồng không ?
- Dạ ! Khoảng thế ạ.
Nhìn con bé rót trà, đưa nước, tính tiền thoăn thoắt, luôn tay thế kia thì chắc phải hơn thế. Đúng là " Buôn thất nghiệp, lãi quan viên " còn gì, sáng ra ngồi lê vỉa hè một tháng kiếm hơn chục triệu thì còn gì bằng. Cũng lại cái thuận của "cộng sinh" mới nên vậy. Thực ra trong guồng máy này còn có những kẻ lang thang như mấy anh đánh giầy cũng tụ về kiếm sống.
Có lẽ ở đâu cũng vậy, đất dễ sống không phải từ đất mà con người trên đất tạo nên nó.
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
Đàm thoại
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
PHỞ LÂN.
Phở Lân, là mình biết thằng con ông chủ tiệm tên Lân thì gọi thế, chứ nó chẳng có biển hiệu tên tuổi gì. Nằm ở góc Hàng Vải – Cổng Đục, đất phố cổ lại gần Phố Lính ( Phố này do ông nhà văn Chu lai đặt nha ) nên mấy anh Hà Nội gốc lính vẫn thường ra ăn quà sáng ở đây.
Mình cũng là khách thường xuyên của Phở Lân, với mình nó hợp khẩu vị, cũng bởi thế mỗi khi có bạn bè ngoại tỉnh nghé chơi Hà Nội, muốn ăn phở sáng là mình lại kéo ra Hàng Vai.
Phở Lân chỉ có bò nhưng đủ món ; Chín, tái, nạm, gầu, gân, lõi…Tiệm chỉ là gian nhà nhỏ khoảng 14m2, bàn nghế xếp dọc 2 bên hè phố, nhưng luôn kín chỗ. Không ngon sao đông khách được ! Nói ngon, thì phải kể ra được như ông Vũ Bằng, Nguyễn Tuân mới đáng chứ, nhưng cái khoản này mình chịu. Bác nào chưa ghé thì cứ thử một lần xem sao, nhớ là phải đến trước 9h, muộn hơn là có biển: xin lỗi hết hàng
Lịch sự và kiêu thế đấy !
Ra Phở Lân rất hay gặp bạn bè, bạn phổ thông, đại học, bạn lính và bạn phố cổ. Sớm nay cũng vậy, vừa đến đã thấy ông Chí Dũng K8 đang ngồi chờ phở. Ngồi ăn sáng lại có ông bạn Trỗi trò chuyện thì còn gì bằng. Sang café lại thấy chú em Thư, cùng đơn vị cũ mò đến, thế là có cuộc ọp nhỏ của ba thằng : Hai đại tá kịch đường tàu sắp hết đà với anh hưu kỳ cựu là mình.
Ngồi với đương chức thì phải chuyện thế sự, quan trường. Ngóng chuyện mấy đại tá ngẫm lại buồn, phần lớn các bạn mình đều kẹt toa lỡ chuyến. Thua hết mấy tay nó vé đểu, lách cửa phụ sau nhà vệ sinh công cộng giờ đang chễm chệ trên toa. Lại bỗng dưng tuổi nó được trẻ hóa thì bạn mình còn kẹt, kẹt chết dí còn gì, bế tắc như giao thông nước nhà vậy.
Thôi thì thời thế nó vậy, lỡ tàu lỡ chuyến thì xuống ga hưu, về làm thảo dân dưỡng sức, nhàn tâm mà phục vụ con cháu. Ga hưu sắp tới sẽ nhiều khách Trỗi ! Sốc 5 phút, buồn 5 phút còn lại hãy vui lên, thời gian để thảnh thơi vui suốt tuổi già.
Lan man mới tí đã chệch hướng, lạc đề mất rồi, lại tiếp chuyện Phở Lân vậy, nhưng mình không thể kể nó ngon dở thế nào, mọi người đến ăn sẽ tự cảm nhận. Cái muốn kể là cách làm ăn “cộng sinh” của hàng xóm quanh Phở Lân.
( Giải lao tí)
Mình cũng là khách thường xuyên của Phở Lân, với mình nó hợp khẩu vị, cũng bởi thế mỗi khi có bạn bè ngoại tỉnh nghé chơi Hà Nội, muốn ăn phở sáng là mình lại kéo ra Hàng Vai.
Phở Lân chỉ có bò nhưng đủ món ; Chín, tái, nạm, gầu, gân, lõi…Tiệm chỉ là gian nhà nhỏ khoảng 14m2, bàn nghế xếp dọc 2 bên hè phố, nhưng luôn kín chỗ. Không ngon sao đông khách được ! Nói ngon, thì phải kể ra được như ông Vũ Bằng, Nguyễn Tuân mới đáng chứ, nhưng cái khoản này mình chịu. Bác nào chưa ghé thì cứ thử một lần xem sao, nhớ là phải đến trước 9h, muộn hơn là có biển: xin lỗi hết hàng
Lịch sự và kiêu thế đấy !
Ra Phở Lân rất hay gặp bạn bè, bạn phổ thông, đại học, bạn lính và bạn phố cổ. Sớm nay cũng vậy, vừa đến đã thấy ông Chí Dũng K8 đang ngồi chờ phở. Ngồi ăn sáng lại có ông bạn Trỗi trò chuyện thì còn gì bằng. Sang café lại thấy chú em Thư, cùng đơn vị cũ mò đến, thế là có cuộc ọp nhỏ của ba thằng : Hai đại tá kịch đường tàu sắp hết đà với anh hưu kỳ cựu là mình.
Ngồi với đương chức thì phải chuyện thế sự, quan trường. Ngóng chuyện mấy đại tá ngẫm lại buồn, phần lớn các bạn mình đều kẹt toa lỡ chuyến. Thua hết mấy tay nó vé đểu, lách cửa phụ sau nhà vệ sinh công cộng giờ đang chễm chệ trên toa. Lại bỗng dưng tuổi nó được trẻ hóa thì bạn mình còn kẹt, kẹt chết dí còn gì, bế tắc như giao thông nước nhà vậy.
Thôi thì thời thế nó vậy, lỡ tàu lỡ chuyến thì xuống ga hưu, về làm thảo dân dưỡng sức, nhàn tâm mà phục vụ con cháu. Ga hưu sắp tới sẽ nhiều khách Trỗi ! Sốc 5 phút, buồn 5 phút còn lại hãy vui lên, thời gian để thảnh thơi vui suốt tuổi già.
Lan man mới tí đã chệch hướng, lạc đề mất rồi, lại tiếp chuyện Phở Lân vậy, nhưng mình không thể kể nó ngon dở thế nào, mọi người đến ăn sẽ tự cảm nhận. Cái muốn kể là cách làm ăn “cộng sinh” của hàng xóm quanh Phở Lân.
( Giải lao tí)
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011
LÃNG ĐÃNG HÀ NỘI.
Lãng đãng nó là thói quen sau mỗi lần đi xa trở về Hà Nội. Mình vẫn hay lang thang tìm một chỗ ăn sáng ưa thích, rồi tấp vào một quán chè chén nhỏ hóng chuyện.
Lần này cũng vậy, mình mò đến bún giò nhà Hoa béo đầu Điện Biên ăn sáng. Hơn ba tháng nay rồi không đến, nhưng bà chủ vẫn nhớ, vẫn một xuất bún chấm như mọi khi, không cần phải nhắc.
Quán chè chén góc Tôn Thất Thiệp – Trần Phú của lão hói là nơi mình thường ghé. Ở đây mình thích vì có đôi sóc nâu. Mình nhớ chúng, nhớ cây mâm xôi già, nơi đôi sóc nhỏ vẫn chạy qua chạy lại nhìn khách qua đường.
- Ông anh, cho em chén trà nóng_ Mình bảo lão hói, rồi chọn góc ngồi hướng về phía cây mâm xôi già tìm đôi sóc.
- Nước của anh đây. Cho em mượn cái điếu.
Lão hói đặt nước xuống bàn là vớ ngay cái điếu cày, lão vê vê bi thuốc , tiếng roẹt, roẹt rồi tiếng rít dài, bụm khói từ miệng lão tỏa ra lơ lửng trên đầu. Nhìm lão lơ mơ sau cái rít dài mình nghĩ : Đầu hói thế kia, có mấy sợi tóc cũng bạc cả mà bày đặt gọi mình là anh, xưng em, chán ! Tính trả tiền về nhưng lại chưa gặp đôi sóc.
- Đôi sóc mọi khi còn không anh ?
- Vẫn còn anh ạ, chắc trời mưa nên nó ra muộn !
Làm thêm chén nữa, chờ vậy ! Lão hói chợt bật đứng lên, chạy vào nhà, khi ra trong tay là nắm thóc. Lão sang bên đướng rắc thóc dưới gốc mâm xôi rồi quay lại bàn nước. Một đàn chim sẻ xà xuống, tíu tít, tung tăng lượm nhặt thóc. Mỗi khi có người hay xe qua, lũ sẻ lại vút lên những tán lá mâm xôi né tránh. Chúng lao xuống, bay lên cho đến khi gốc mâm xôi trở lại màu đen của đất. Đàn sẻ biến mất, chúng đi đâu, lang thang những đâu…? Ta không biết được.
Lão hói bảo : nó thành quen rồi, cả lão và lũ sẻ sáng nào cũng chào nhau như thế. Lão tặng chúng nắm thóc, còn lũ sẻ tặng lại lão cái chí chóe, ríu rít của tuổi thơ lão. Nhà mình xưa cũng có một cây mâm xôi giống nhà lão, nhưng mình gọi nó là cây huân chương vì ngày bé lũ trẻ trong phố hay lấy lá của nó dán vào ngực làm giả huân chương.
Cây huân chương nhà mình giờ không còn nữa, cây mâm xôi nhà lão thì còn, dù có già đi, xù xì vậy vẫn là chỗ chơi của lũ sẻ, của đôi sóc và cả của chính lão nữa. Có lẽ vì vậy mà lão chẳng chịu đi đâu, ngược lại với mình lang thang suốt và giờ vẫn thích lang thang. Có điều giông giống là cả hai cùng nghĩ mình còn trẻ nên mới xung hô vậy, mà không chừng lảo trẻ hơn mình thật, vì cô vợ lão trông trẻ hơn vợ mình.
Lần này cũng vậy, mình mò đến bún giò nhà Hoa béo đầu Điện Biên ăn sáng. Hơn ba tháng nay rồi không đến, nhưng bà chủ vẫn nhớ, vẫn một xuất bún chấm như mọi khi, không cần phải nhắc.
Quán chè chén góc Tôn Thất Thiệp – Trần Phú của lão hói là nơi mình thường ghé. Ở đây mình thích vì có đôi sóc nâu. Mình nhớ chúng, nhớ cây mâm xôi già, nơi đôi sóc nhỏ vẫn chạy qua chạy lại nhìn khách qua đường.
- Ông anh, cho em chén trà nóng_ Mình bảo lão hói, rồi chọn góc ngồi hướng về phía cây mâm xôi già tìm đôi sóc.
- Nước của anh đây. Cho em mượn cái điếu.
Lão hói đặt nước xuống bàn là vớ ngay cái điếu cày, lão vê vê bi thuốc , tiếng roẹt, roẹt rồi tiếng rít dài, bụm khói từ miệng lão tỏa ra lơ lửng trên đầu. Nhìm lão lơ mơ sau cái rít dài mình nghĩ : Đầu hói thế kia, có mấy sợi tóc cũng bạc cả mà bày đặt gọi mình là anh, xưng em, chán ! Tính trả tiền về nhưng lại chưa gặp đôi sóc.
- Đôi sóc mọi khi còn không anh ?
- Vẫn còn anh ạ, chắc trời mưa nên nó ra muộn !
Làm thêm chén nữa, chờ vậy ! Lão hói chợt bật đứng lên, chạy vào nhà, khi ra trong tay là nắm thóc. Lão sang bên đướng rắc thóc dưới gốc mâm xôi rồi quay lại bàn nước. Một đàn chim sẻ xà xuống, tíu tít, tung tăng lượm nhặt thóc. Mỗi khi có người hay xe qua, lũ sẻ lại vút lên những tán lá mâm xôi né tránh. Chúng lao xuống, bay lên cho đến khi gốc mâm xôi trở lại màu đen của đất. Đàn sẻ biến mất, chúng đi đâu, lang thang những đâu…? Ta không biết được.
Lão hói bảo : nó thành quen rồi, cả lão và lũ sẻ sáng nào cũng chào nhau như thế. Lão tặng chúng nắm thóc, còn lũ sẻ tặng lại lão cái chí chóe, ríu rít của tuổi thơ lão. Nhà mình xưa cũng có một cây mâm xôi giống nhà lão, nhưng mình gọi nó là cây huân chương vì ngày bé lũ trẻ trong phố hay lấy lá của nó dán vào ngực làm giả huân chương.
Cây huân chương nhà mình giờ không còn nữa, cây mâm xôi nhà lão thì còn, dù có già đi, xù xì vậy vẫn là chỗ chơi của lũ sẻ, của đôi sóc và cả của chính lão nữa. Có lẽ vì vậy mà lão chẳng chịu đi đâu, ngược lại với mình lang thang suốt và giờ vẫn thích lang thang. Có điều giông giống là cả hai cùng nghĩ mình còn trẻ nên mới xung hô vậy, mà không chừng lảo trẻ hơn mình thật, vì cô vợ lão trông trẻ hơn vợ mình.
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
THẰNG TOÀN (4)
Mình nhận ra Toàn ngay khi cậu ấy còn đang ở bãi gửi xe của khách sạn. Bấy nhiêu năm vẫn thế, vẫn chúm chím cái miệng mỗi khi cười, mà rất hay cười, nhiều khi mình phải hỏi : “ Mày cười gì thế ? “. Chẳng nói, đáp lại mình vẫn chỉ một nụ cười, thế đấy ! Người đậm hơn, tóc đã điểm bạc, ngoài 50 rồi ai chả thế.
Tụi mình kéo nhau ra một quán nhậu nhỏ gần khách sạn. Ngoài trời đổ mưa, rả rích kéo dài suốt buổi tối, trong quán vắng hai thằng vừa uống, vừa chuyện.
Ai phải phiêu bạt xa xứ cũng đều vì mưu sinh cả, việc Toàn bỏ quê lên đây cũng vậy nhưng không nghĩ hoàn cảnh lại cơ cực đến thế. Mình lại nhớ “ Cái đêm ấy đêm nào ?” trong phóng sự của Phùng Gia Lộc. Quả là lúc đó cũng đã dập rình một nạm đói. Hoàn cảnh nhà Toàn cũng như nhiều hộ nông dân xứ Thanh khác, thiếu, đói và nợ nần…Toàn phải ra quân sau 2 cuộc chiến, để rồi bước vào cuộc chiến mới : cứu đói cho gia đình. Theo người làng vào Quảng Nam đào vàng, mấy tháng trời tích được hai chỉ vàng cám. Kết quả ấy thật không tương xứng với nhưng gian khó, nguy hiểm của công việc. Bán hết số vàng, mua được mấy chục ký gạo gửi về nhà, Toàn lang thang vô vọng. Mò lên Đắc Lắc cầu cứu con em gái đang dạy học, tính xin nó ít tiền mang về cho các cụ, chẳng ngờ, Đắc Lắc nó lưu Toàn lại cho đến hôm nay…
May mắn nhiều lắm! Không chỉ vì đất cao nguyên rộng và màu mỡ mà cái chính là có những thay đổi trong tư duy kinh tế. Mọi người không kiên định nổi với nền kinh tế kế hoạch hoá XHCN nữa rồi. Ban đầu là khoán chui trong nông nghiệp, là nới lỏng giao thương rồi cho phát triển các thành phần kinh tế .v.v.
Đến hôm nay không thấy ai nhắc đến “ Kiên định đi lên CNXH”, không thấy ai bàn về “ Làm chủ tập thể “ nữa, mà có nhắc đến thì người ta kèm thêm hai chữ “định hướng”, mình hiểu có đi chệch choạc tí cũng không sao (?), cũng không bị các tiền nhân quở trách.
Nghĩ lại những khẩu hiệu cửa miệng ngày đó, mình thấm và nhớ lắm !
Nhớ năm 1980, đi coi thi trong Nghệ Tĩnh, thấy dân khổ lắm, nhiều nơi một bữa ăn khoai lang luộc với cà pháo, bứ họng thì uống nước chè xanh. Bấy giờ ở Nghệ Tĩnh người ta hay nhắc đi nhắc lại câu của một bác cán bộ tỉnh, đại khái là : Người Nghệ Tĩnh đi lên CNXH từ mo cơm với đọi cà _ Nghe thật ý chí, thật quyết tâm. Mấy năm sau “ mo cơm trắng không độn “ cũng là cái nhiều người trông đợi. Cái khổ không chỉ lính biên cương hay nông dân đầu tắt mặt tối, mà ngay cả những công chức các tỉnh thành cũng khổ. Hà Nội, hôm nào xếp hàng được cô mậu dịch viên ưu tiên cho mua 3 mớ rau muống già là mừng quýnh. Về thế nào cũng được vợ khen là trai đảm, vui đến nỗi mà vừa đạp xe vừa hát :” Cho ngày nay, cho ngày mai, cho 3 ngày sau…”. Ôi , cái thời bao cấp đã xa nhưng khó quên !
Thôi, chẳng nghĩ suy gì nữa! Hôm nay được thế này là phước lắm rồi. Toàn đã có nhà với vài ha café, mừng nhất là con cái đều đại học cả, một đứa đã đi làm ở Sài Gòn.
Lại uống, lại chuyện và bao giờ cũng thế, lính gặp nhau là chuyện xưa nhắc lại, nó thành “ bệnh” rồi, cái người ta vẫn gọi là “ Hội chứng chiến tranh ”.
Tụi mình kéo nhau ra một quán nhậu nhỏ gần khách sạn. Ngoài trời đổ mưa, rả rích kéo dài suốt buổi tối, trong quán vắng hai thằng vừa uống, vừa chuyện.
Ai phải phiêu bạt xa xứ cũng đều vì mưu sinh cả, việc Toàn bỏ quê lên đây cũng vậy nhưng không nghĩ hoàn cảnh lại cơ cực đến thế. Mình lại nhớ “ Cái đêm ấy đêm nào ?” trong phóng sự của Phùng Gia Lộc. Quả là lúc đó cũng đã dập rình một nạm đói. Hoàn cảnh nhà Toàn cũng như nhiều hộ nông dân xứ Thanh khác, thiếu, đói và nợ nần…Toàn phải ra quân sau 2 cuộc chiến, để rồi bước vào cuộc chiến mới : cứu đói cho gia đình. Theo người làng vào Quảng Nam đào vàng, mấy tháng trời tích được hai chỉ vàng cám. Kết quả ấy thật không tương xứng với nhưng gian khó, nguy hiểm của công việc. Bán hết số vàng, mua được mấy chục ký gạo gửi về nhà, Toàn lang thang vô vọng. Mò lên Đắc Lắc cầu cứu con em gái đang dạy học, tính xin nó ít tiền mang về cho các cụ, chẳng ngờ, Đắc Lắc nó lưu Toàn lại cho đến hôm nay…
May mắn nhiều lắm! Không chỉ vì đất cao nguyên rộng và màu mỡ mà cái chính là có những thay đổi trong tư duy kinh tế. Mọi người không kiên định nổi với nền kinh tế kế hoạch hoá XHCN nữa rồi. Ban đầu là khoán chui trong nông nghiệp, là nới lỏng giao thương rồi cho phát triển các thành phần kinh tế .v.v.
Đến hôm nay không thấy ai nhắc đến “ Kiên định đi lên CNXH”, không thấy ai bàn về “ Làm chủ tập thể “ nữa, mà có nhắc đến thì người ta kèm thêm hai chữ “định hướng”, mình hiểu có đi chệch choạc tí cũng không sao (?), cũng không bị các tiền nhân quở trách.
Nghĩ lại những khẩu hiệu cửa miệng ngày đó, mình thấm và nhớ lắm !
Nhớ năm 1980, đi coi thi trong Nghệ Tĩnh, thấy dân khổ lắm, nhiều nơi một bữa ăn khoai lang luộc với cà pháo, bứ họng thì uống nước chè xanh. Bấy giờ ở Nghệ Tĩnh người ta hay nhắc đi nhắc lại câu của một bác cán bộ tỉnh, đại khái là : Người Nghệ Tĩnh đi lên CNXH từ mo cơm với đọi cà _ Nghe thật ý chí, thật quyết tâm. Mấy năm sau “ mo cơm trắng không độn “ cũng là cái nhiều người trông đợi. Cái khổ không chỉ lính biên cương hay nông dân đầu tắt mặt tối, mà ngay cả những công chức các tỉnh thành cũng khổ. Hà Nội, hôm nào xếp hàng được cô mậu dịch viên ưu tiên cho mua 3 mớ rau muống già là mừng quýnh. Về thế nào cũng được vợ khen là trai đảm, vui đến nỗi mà vừa đạp xe vừa hát :” Cho ngày nay, cho ngày mai, cho 3 ngày sau…”. Ôi , cái thời bao cấp đã xa nhưng khó quên !
Thôi, chẳng nghĩ suy gì nữa! Hôm nay được thế này là phước lắm rồi. Toàn đã có nhà với vài ha café, mừng nhất là con cái đều đại học cả, một đứa đã đi làm ở Sài Gòn.
Lại uống, lại chuyện và bao giờ cũng thế, lính gặp nhau là chuyện xưa nhắc lại, nó thành “ bệnh” rồi, cái người ta vẫn gọi là “ Hội chứng chiến tranh ”.
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011
Không đề
Chuyện Toàn đấy nhưng lại là chuyện mình. Có hai đồng đội đọc xong thì viết tặng mình mấy câu thơ, đều không đề. Hay dở ra sao thì không biết nhưng nó nói đúng ruột gan mình.
Từ Trung sĩ 1, CCB Quân đoàn 4
Trái tâm tư chín rồi ...
Rụng về miền cát cháy.
Hoa hay là Ánh đấy
Mà loanh quanh đi tìm?
Tóc sương sờ soạng trái tim
Bỗng nhiên vớ được con chim đồi mồi.
Hỏi em, em đã xa rồi.
Hỏi ta, ta đã nửa đời uống quên.
..........................
Tặng bác Phong Quảng
Từ votmuoi_CCB Quân đoàn 3
Đã được trải qua là đã được
Dù niềm vui hay nỗi khổ đau
Có nỗi niềm mang mãi đến mai sau
Thành cát bỏng quê nghèo xa ngái
Có những phận người để người mang mãi
Dù mong manh như Ánh dương tàn
Một sáng dậy , mầm chồi từ cát
Mới tinh khôi ca hát lứu lo
Yêu cuộc đời để nhận để cho
Vệt nhớ như sẹo mờ càng nhớ....
Tặng bác Phong Quảng
Hừ ! Mấy thằng bạn nhậu.
Từ Trung sĩ 1, CCB Quân đoàn 4
Trái tâm tư chín rồi ...
Rụng về miền cát cháy.
Hoa hay là Ánh đấy
Mà loanh quanh đi tìm?
Tóc sương sờ soạng trái tim
Bỗng nhiên vớ được con chim đồi mồi.
Hỏi em, em đã xa rồi.
Hỏi ta, ta đã nửa đời uống quên.
..........................
Tặng bác Phong Quảng
Từ votmuoi_CCB Quân đoàn 3
Đã được trải qua là đã được
Dù niềm vui hay nỗi khổ đau
Có nỗi niềm mang mãi đến mai sau
Thành cát bỏng quê nghèo xa ngái
Có những phận người để người mang mãi
Dù mong manh như Ánh dương tàn
Một sáng dậy , mầm chồi từ cát
Mới tinh khôi ca hát lứu lo
Yêu cuộc đời để nhận để cho
Vệt nhớ như sẹo mờ càng nhớ....
Tặng bác Phong Quảng
Hừ ! Mấy thằng bạn nhậu.
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011
THẰNG TOÀN ( 3 )
Bấy nhiêu năm rồi, vẫn nhớ ! Lính trong tiểu đội làm gì đều biết cả, mình không làm căng, nhưng cũng phải nhắc nhở anh em cẩn thận vì đã có vài ông trong Trung đoàn phải đi viện điều trị bệnh lậu. Chứ chuyện yêu cấm cũng chả được, trời đất sinh ra trai, gái là để cho họ yêu nhau, nó tự nhiên như thở mà, bắt họ tu mãi sao được, chân chính nỗi gì ?
Chuyện yêu đương của anh em đơn vị cũng đủ màu, đủ sắc. Có mối tình rắc rối đầy phiền toái đấy nhưng cũng có những mối tình sâu nặng lắm.
……
Nhớ Toàn, lại nhớ chuyện cái bao tải.
Ngày mới giải phóng ở làng Triều Sơn Đông chẳng nhà nào có nhà cầu, lính mình trên rừng xuống không biết giải quyết đầu ra thế nào, bí lắm ! Sáng ra để ý mới biết, dân Triều Sơn Đông giải quyết chuyện này đều trên con sông Hương thơ mộng xanh mát ấy. Lạ là ăn uống, tắm giặt tất tật đều trên dòng sông đó bao năm nay mà chưa thấy bệnh dịch gì. Nói chuyện, thuyết phục dân thì họ nói thế, nhưng không sớm thì muộn việc ăn uống và thải cùng trên một dòng nước như thế cũng có ngày bệnh dịch nó đến. Đại đội thấy vậy, tổ chức cho anh em vận động các nhà làm cầu tiêu. Dân vùng mới giải phóng nể bộ đội lắm, chẳng cần vận động gì nhiều, họ làm ngay. Cách làm cầu tiêu vẫn theo truyền thống của bộ đội trên rừng, là đào hố, lát cây cây que chừa ra một lỗ vừa tầm xạ kích, rồi trải lá lấp đất lên. Nhưng lá cây ở đồng bằng không sẵn như trên rừng, đang bí thì Toàn lấy đâu được cái bao tải to mang về, tốt rồi ! Bọn mình hoàn thiện công trình một cách chóng vánh, không chỉ tốt mà còn đậm tính mỹ thuật nữa.
Chiều đến, nghe bên nhà chị Mướp quát mắng con ầm ĩ, mình chạy sang thấy con Ánh ngồi thu lu trong góc nhà mặt lì ra chịu đựng. Hỏi chị Mướp thì biết cái bao tải phơi ngoài bờ dậu sáng ngày không cánh mà bay, con Ánh ở nhà để xảy chuyện nên bị mắng. Mình ngờ ngờ cái bao tải của Toàn, quay về hỏi nó, nó thừa nhận đã lấy ở bờ rào nhà chị Mướp, nhưng nó bảo : “ Con Ánh nó biết ! “
Thế là rõ ! Mình chạy sang nhà chị Mướp :” Chị ơi ! Thằng Toàn nó không biết là bao tải của chị, nó lỡ lấy, chị đừng mắng Ánh nữa “ .
Chị Mướp dịu lại thì con Ánh oà khóc, khóc nấc nghẹn . Mình ngồi xuống quàng ôm vai nó dỗ dành cho đến khi tiếng nấc lim đi. Ra bàn nước mình nói với chị Mướp : “ Em xin lỗi chị ! Mai em cho anh em mua lại cho chị “.
Chị Mướp bảo:” không cần phải thế, các chú cần cứ lấy dùng chị không tiếc, chỉ giận con Ánh trông nhà mà ham chơi “
Mâm cơm trên chiếu ở trái nhà đã nguội lạnh, mấy cọng rau lang luộc đen tím lại rồi mà lũ trẻ vẫn chưa dám ngồi ăn. Cơm chỉ có rau lang và mắm ruốc, nhìn mâm cơm mà não ruột, biết làm sao được, chồng là phản động đang đi cải tạo, một mình chị lo 6 miệng ăn trong lúc này là vô cùng khó khăn. Năm đứa trẻ, đứa lớn mới 14 tuổi, đứa bé chưa đầy năm, không biết chị xoay sở ra sao để sống ?
_ Thôi ! Chị cho các cháu ăn cơm đi, nguội hết cả rồi. Còn Quang, sang ăn cơm với các chú.
Thằng bé bám lấy cổ mình đòi đi ngay….Từ đấy thằng Quang không rời mình nữa, nó nhập vào tiểu đội mình luôn. Thế là bộ ba tụi mình hình thành từ đó, chị Mướp có muốn tìm con chỉ việc tìm mình hay Toàn là thấy. Tổ tam tam tụi mình thường ngủ ngoài hiên nhà, giăng màn một đầu vào hàng cột hiên, một đầu buộc vào khẩu DK82. Một lần, sáng dậy gỡ màn, lúng túng thế nào mình và Toàn làm đổ khẩu DK, thằng Quang khóc ré lên. Hai thằng cuống quýt bế nó chạy sang nhà quân y cầu cứu. Chân nó tím bầm, kiểm tra thấy xương không sứt mẻ gì, thật may ! Từ đấy mình và Toàn càng thương thằng bé, đi đâu cũng cho theo.
Mình trở nên thân thiết với mọi người trong nhà chị Mướp, mỗi lần sang chơi, Ánh, Rạng, Quang, Quyền, lũ trẻ xúm lại ríu rít đủ chuyện làm mình nguôi đi nỗi nhớ nhà. Nhưng những ngày ở Triều Sơn Đông không nhiều, lính mà ! Mình lại đi, lại rong ruổi đến những vùng đất mới.
Đại đội nhận pháo 57 ra Cửa Thuận, đưa pháo lên cồn cát làm trận địa chĩa ra biển. Sống bên kia Phá Tam Giang cùng ngư dân được ăn nhiều cá nhưng rau ít và cực hơn. Nước ăn thì đủ nhưng nước tắm thì phải tằn tiện, cát trên cồn, cát trong làng, đi đâu cũng gặp cát.
Ở chưa ấm chỗ đã có dân Triều Sơn Đông sang thăm. “ Đi dân nhớ, ở dân thương” mà, nghe oai vậy chứ toàn các O thôi. Bốn, năm O lận, người hộp sữa, người chục trứng, quà bánh tíu tít. Mới biết lính mình đa tình thật, chuyện O Huê độ nọ mới chỉ là phần nổi. Trong đoàn có cả Ánh, tất nhiên là nó thăm mình và Toàn. Quà Ánh mang theo là chục trứng gà gói trong chiếc khăn tay, còn hộp sữa ông thọ, Ánh bảo của O Hoa gừi. Bất ngờ quá ! O Hoa này rất ít tiếp xúc với lính, mình hay sang nhà chơi với ông bố O vì mê cái xe 67 của ổng, thỉnh thoảng cũng có đôi câu chuyện nói với O. Thấy O trầm tính vẻ kín đáo mình cũng chẳng dám chuyện nhiều, vậy mà hôm nay có quà O gửi, làm mình cũng sướng lâng.
Ánh đi thế này chắc phải trốn mẹ rồi, tuổi 14 chớm kệp kê, nửa người lớn, nửa trẻ con theo các đàn chị trong xóm đi thăm lính chắc cũng muốn làm người lớn đây. Nhưng đến nơi thì các O, các chị đã có mục tiêu, họ đi đằng họ, ở trận địa chỉ còn lại Ánh với tụi mình. Ba chú cháu chuyện trò và ngắm biển suốt một chiều. Nhiều lúc thấy Ánh như một thiếu nữ, buồn dịu lặng lẽ, ưu tư rất Huế, hẳn trong ưu tư ấy cũng nhiều ước mộng.
Nhìn gương mặt sáng tươi và làn tóc hoe vàng vì nắng của Ánh, mình nghĩ khổ trước sẽ được sướng sau thôi. Cô bé lọ lem này không lâu nữa sẽ trở thành nàng công chúa, một cuộc sống tươi đẹp hanh phúc sẽ đền đáp cho nó, cho những vất vả hôm nay phải chịu. Mình luôn tin thế, tin số phân Ánh sẽ được như những gì nó ước mơ..
Năm 2003 mình trở lại Huế, về Triều Sơn Đông thăm lại mọi người. Ngôi nhà nhỏ ven sông của chị Mướp còn đó mà thiếu vắng bóng người.
Ánh không còn nữa, em đã xa rồi ! không có hoàng tử nào đón em trong cuộc đời này cả. Chỉ có tai ương, nghèo khó bủa vây em, rồi cuốn em đi mãi… Xót xa, mình thắp nén nhang cho Ánh, cầu cho em, một kiếp người ngắn ngủi cơ cực mãi được thanh thản nơi chín suối.
Căn nhà chị Mướp vẫn như xưa, trái nhà quay ra sông được thằng Quyền cơi ra làm quán bán tạp hoá qua ngày. Ở lại Huế chỉ có Quyền, Rạng và con bé út, chị Mướp theo thằng Quang lên Đà Lạt làm vườn. Nhìn cảnh nhà thì biết cái nghèo còn đó.
Ở lại ăn cơm với Quyền, Rạng trong căn nhà cũ, ngó nhìn tấm bằng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng của bà Ngoại chúng nó treo trên vách, nghĩ mà đau, đau cho kiếp sọc dưa ở đời.
Năm ngoái cùng lão Quang, lão Chiến về lại Triều Sơn Đông, chỉ gặp Quyền và bé út. Cái Rạng lại bỏ Huế, mấy mẹ con kéo nhau lên Đà Lạt bán bánh dạo ngoài đường cho du khách.
Chuyện yêu đương của anh em đơn vị cũng đủ màu, đủ sắc. Có mối tình rắc rối đầy phiền toái đấy nhưng cũng có những mối tình sâu nặng lắm.
……
Nhớ Toàn, lại nhớ chuyện cái bao tải.
Ngày mới giải phóng ở làng Triều Sơn Đông chẳng nhà nào có nhà cầu, lính mình trên rừng xuống không biết giải quyết đầu ra thế nào, bí lắm ! Sáng ra để ý mới biết, dân Triều Sơn Đông giải quyết chuyện này đều trên con sông Hương thơ mộng xanh mát ấy. Lạ là ăn uống, tắm giặt tất tật đều trên dòng sông đó bao năm nay mà chưa thấy bệnh dịch gì. Nói chuyện, thuyết phục dân thì họ nói thế, nhưng không sớm thì muộn việc ăn uống và thải cùng trên một dòng nước như thế cũng có ngày bệnh dịch nó đến. Đại đội thấy vậy, tổ chức cho anh em vận động các nhà làm cầu tiêu. Dân vùng mới giải phóng nể bộ đội lắm, chẳng cần vận động gì nhiều, họ làm ngay. Cách làm cầu tiêu vẫn theo truyền thống của bộ đội trên rừng, là đào hố, lát cây cây que chừa ra một lỗ vừa tầm xạ kích, rồi trải lá lấp đất lên. Nhưng lá cây ở đồng bằng không sẵn như trên rừng, đang bí thì Toàn lấy đâu được cái bao tải to mang về, tốt rồi ! Bọn mình hoàn thiện công trình một cách chóng vánh, không chỉ tốt mà còn đậm tính mỹ thuật nữa.
Chiều đến, nghe bên nhà chị Mướp quát mắng con ầm ĩ, mình chạy sang thấy con Ánh ngồi thu lu trong góc nhà mặt lì ra chịu đựng. Hỏi chị Mướp thì biết cái bao tải phơi ngoài bờ dậu sáng ngày không cánh mà bay, con Ánh ở nhà để xảy chuyện nên bị mắng. Mình ngờ ngờ cái bao tải của Toàn, quay về hỏi nó, nó thừa nhận đã lấy ở bờ rào nhà chị Mướp, nhưng nó bảo : “ Con Ánh nó biết ! “
Thế là rõ ! Mình chạy sang nhà chị Mướp :” Chị ơi ! Thằng Toàn nó không biết là bao tải của chị, nó lỡ lấy, chị đừng mắng Ánh nữa “ .
Chị Mướp dịu lại thì con Ánh oà khóc, khóc nấc nghẹn . Mình ngồi xuống quàng ôm vai nó dỗ dành cho đến khi tiếng nấc lim đi. Ra bàn nước mình nói với chị Mướp : “ Em xin lỗi chị ! Mai em cho anh em mua lại cho chị “.
Chị Mướp bảo:” không cần phải thế, các chú cần cứ lấy dùng chị không tiếc, chỉ giận con Ánh trông nhà mà ham chơi “
Mâm cơm trên chiếu ở trái nhà đã nguội lạnh, mấy cọng rau lang luộc đen tím lại rồi mà lũ trẻ vẫn chưa dám ngồi ăn. Cơm chỉ có rau lang và mắm ruốc, nhìn mâm cơm mà não ruột, biết làm sao được, chồng là phản động đang đi cải tạo, một mình chị lo 6 miệng ăn trong lúc này là vô cùng khó khăn. Năm đứa trẻ, đứa lớn mới 14 tuổi, đứa bé chưa đầy năm, không biết chị xoay sở ra sao để sống ?
_ Thôi ! Chị cho các cháu ăn cơm đi, nguội hết cả rồi. Còn Quang, sang ăn cơm với các chú.
Thằng bé bám lấy cổ mình đòi đi ngay….Từ đấy thằng Quang không rời mình nữa, nó nhập vào tiểu đội mình luôn. Thế là bộ ba tụi mình hình thành từ đó, chị Mướp có muốn tìm con chỉ việc tìm mình hay Toàn là thấy. Tổ tam tam tụi mình thường ngủ ngoài hiên nhà, giăng màn một đầu vào hàng cột hiên, một đầu buộc vào khẩu DK82. Một lần, sáng dậy gỡ màn, lúng túng thế nào mình và Toàn làm đổ khẩu DK, thằng Quang khóc ré lên. Hai thằng cuống quýt bế nó chạy sang nhà quân y cầu cứu. Chân nó tím bầm, kiểm tra thấy xương không sứt mẻ gì, thật may ! Từ đấy mình và Toàn càng thương thằng bé, đi đâu cũng cho theo.
Mình trở nên thân thiết với mọi người trong nhà chị Mướp, mỗi lần sang chơi, Ánh, Rạng, Quang, Quyền, lũ trẻ xúm lại ríu rít đủ chuyện làm mình nguôi đi nỗi nhớ nhà. Nhưng những ngày ở Triều Sơn Đông không nhiều, lính mà ! Mình lại đi, lại rong ruổi đến những vùng đất mới.
Đại đội nhận pháo 57 ra Cửa Thuận, đưa pháo lên cồn cát làm trận địa chĩa ra biển. Sống bên kia Phá Tam Giang cùng ngư dân được ăn nhiều cá nhưng rau ít và cực hơn. Nước ăn thì đủ nhưng nước tắm thì phải tằn tiện, cát trên cồn, cát trong làng, đi đâu cũng gặp cát.
Ở chưa ấm chỗ đã có dân Triều Sơn Đông sang thăm. “ Đi dân nhớ, ở dân thương” mà, nghe oai vậy chứ toàn các O thôi. Bốn, năm O lận, người hộp sữa, người chục trứng, quà bánh tíu tít. Mới biết lính mình đa tình thật, chuyện O Huê độ nọ mới chỉ là phần nổi. Trong đoàn có cả Ánh, tất nhiên là nó thăm mình và Toàn. Quà Ánh mang theo là chục trứng gà gói trong chiếc khăn tay, còn hộp sữa ông thọ, Ánh bảo của O Hoa gừi. Bất ngờ quá ! O Hoa này rất ít tiếp xúc với lính, mình hay sang nhà chơi với ông bố O vì mê cái xe 67 của ổng, thỉnh thoảng cũng có đôi câu chuyện nói với O. Thấy O trầm tính vẻ kín đáo mình cũng chẳng dám chuyện nhiều, vậy mà hôm nay có quà O gửi, làm mình cũng sướng lâng.
Ánh đi thế này chắc phải trốn mẹ rồi, tuổi 14 chớm kệp kê, nửa người lớn, nửa trẻ con theo các đàn chị trong xóm đi thăm lính chắc cũng muốn làm người lớn đây. Nhưng đến nơi thì các O, các chị đã có mục tiêu, họ đi đằng họ, ở trận địa chỉ còn lại Ánh với tụi mình. Ba chú cháu chuyện trò và ngắm biển suốt một chiều. Nhiều lúc thấy Ánh như một thiếu nữ, buồn dịu lặng lẽ, ưu tư rất Huế, hẳn trong ưu tư ấy cũng nhiều ước mộng.
Nhìn gương mặt sáng tươi và làn tóc hoe vàng vì nắng của Ánh, mình nghĩ khổ trước sẽ được sướng sau thôi. Cô bé lọ lem này không lâu nữa sẽ trở thành nàng công chúa, một cuộc sống tươi đẹp hanh phúc sẽ đền đáp cho nó, cho những vất vả hôm nay phải chịu. Mình luôn tin thế, tin số phân Ánh sẽ được như những gì nó ước mơ..
Năm 2003 mình trở lại Huế, về Triều Sơn Đông thăm lại mọi người. Ngôi nhà nhỏ ven sông của chị Mướp còn đó mà thiếu vắng bóng người.
Ánh không còn nữa, em đã xa rồi ! không có hoàng tử nào đón em trong cuộc đời này cả. Chỉ có tai ương, nghèo khó bủa vây em, rồi cuốn em đi mãi… Xót xa, mình thắp nén nhang cho Ánh, cầu cho em, một kiếp người ngắn ngủi cơ cực mãi được thanh thản nơi chín suối.
Căn nhà chị Mướp vẫn như xưa, trái nhà quay ra sông được thằng Quyền cơi ra làm quán bán tạp hoá qua ngày. Ở lại Huế chỉ có Quyền, Rạng và con bé út, chị Mướp theo thằng Quang lên Đà Lạt làm vườn. Nhìn cảnh nhà thì biết cái nghèo còn đó.
Ở lại ăn cơm với Quyền, Rạng trong căn nhà cũ, ngó nhìn tấm bằng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng của bà Ngoại chúng nó treo trên vách, nghĩ mà đau, đau cho kiếp sọc dưa ở đời.
Năm ngoái cùng lão Quang, lão Chiến về lại Triều Sơn Đông, chỉ gặp Quyền và bé út. Cái Rạng lại bỏ Huế, mấy mẹ con kéo nhau lên Đà Lạt bán bánh dạo ngoài đường cho du khách.
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
THẰNG TOÀN (2)
Hồi đó, lúc nào Toàn cũng đi với mình nên anh em gọi đùa Toàn là liên lạc của tiểu đội trưởng. Họ đùa thế cũng chẳng sai vì bản thân mình làm gì, đi đâu, khi phân công việc trong tiểu đội bao giờ cũng để Toàn đi với mình, ngay cả chuyện gác xách cũng vậy, bao giờ hai thằng cũng gác một ca.
Nhớ lại mà buồn cười cái chuyện cu cậu không biết xem đồng hồ. Tiểu đội mình có nhiệm vụ gác mé bờ sông, áng chừng sắp hết giờ mình bảo Toàn vào ngó cái đồng hồ nhà anh Thẩm vẫn treo ở gian giữa cạnh bàn thờ, xem mấy giờ rồi. Toàn vào rồi ra nói là : sắp hết giờ rồi.
- Sắp là bao nhiêu phút nữa ? Mình hỏi lại.
Ấp úng mãi, Toàn mới nói là không biết xem đồng hồ. Mẹ khỉ ! Thế mà không nói để mình vào cho xong.
Cũng lại chuyện gác đêm, có hôm chỉ mỗi Toàn gác, còn mình thì nhảy xuống thuyền cùng anh trai O Huê đi đâm tôm dọc ven bờ sông Hương. Anh trai O Huê mình chẳng nhớ tên, chỉ biết anh ta là lính sư 1 VNCH mới trình diện về, ban ngày cứ vật vờ như cái bóng vì mặc cảm. Chưa biết kiếm gì để sống nên cứ tối đến là xuống thuyền đi soi tôm kiếm chút thức ăn đỡ cho gia đình. Mình theo đi đâm tôm cũng vì tò mò, đi cho vui, chứ đâm như mình năm bảy nhát mới được một con tôm còi thì đâm gì, nên sau đó chỉ ngồi xem họ làm, ngắm cảnh sông nước và trò chuyện.
Đấy cũng là lần đầu anh O Huê và mình, hai thằng lính từ hai chiến tuyến nói chuyện với nhau một cách thoải mái, đến độ khi về anh cứ nằng nặc mời mình về nhà bằng được để nhậu.
Đêm ấy, ngoài hiên nhà hai thằng kà kê bên xị rượu đế và mấy con tôm nướng. Rượu vào khoảng cách như gần lại, anh O Huê dốc lòng tâm sự, những nỗi buồn và lo lắng về tương lai của người lính bên thua trận đều được nói ra, anh cũng dự đoán một tương lại không lấy gì làm sáng sủa và sẵn sàng chấp nhận nó…Nhiều chuyện lắm, nhưng mình thì làm được gì, chỉ biết động viên anh ấy, tin tưởng vào chính sách của Mặt Trận. Nghĩ lại, lúc ấy cứ nói đại vậy chứ mình có thuộc chính sách đâu mà ra vẻ như là chính trị viên ấy… Rồi sang chuyện O Huê, em gái anh cũng làm anh buồn bực, bức xúc, anh dãi bày cũng mong mình thông cảm cho những chuyện vừa xảy ra.
Chả là mấy đêm trước, có chuyện O Huê uống thuốc rầy tự tử. Làm mọi người trong làng và đơn vị mình nháo nhác, phải đưa O Huê đi bênh viện TW Huế cấp cứu. Nguyên do cũng từ chuyện trai gái mà ra, O Huê là cô gái đến tuổi cập kê và sắc nét nhất làng nhưng cũng lẳng lắm. Các cô gái khác trong làng hầu hết đều thay đổi cách ăn mặc từ ngày Huế giải phóng, ít loè loẹt và kín đáo hơn, họ sợ bị bộ đội và chính quyền mới đánh giá. Riêng O Huê thì không, vẫn diện, vẫn cứ bộ đồ hoa mỏng dính (vải xoa hay KT gì đấy) , mờ mờ lộ nội y kêu gọi lắm, làm lính ta mắt tròn mắt dẹt. O lại mau miệng, dạn giai nên thường vẫn chuyện trò với lính tình tứ lắm. Lính bọn mình trên rừng xuống thấy gái mau miệng điệu đà là như mèo thấy mỡ cũng xoắn lại liền. Mình bắt gặp thằng Quán trong tiểu đội mấy lần rủ O Huế ra vườn chuối sau nhà, Chúng nó làm gì thì mình chịu, ai mà để ý làm gì.
Đùng cái lại thấy O Huế thâm thụt với anh V, CTV đại đội mình. Rì rầm thế nào lan ra thành to chuyện, anh V bị kiểm điểm và điều đi nơi khác. Cả làng biết, nhiều người trong làng cứ nói vì O Huê mà ông V chỉ huy đơn vị bị kỷ luật, rồi bị đi đâu không biết. Nhiều người thấy tội cho cán bộ V và trách móc O Huê. Ông anh O Huê cũng vậy, xỉ vả em gái mình là lăng loàn, không biết có thượng cẳng chân hạ cẳng tay hay không mà làm O uất quá, quyết uống thuốc rầy tự tử. Tối hôm ấy, mình với Toàn chạy đến, thấy O nằm ngoài sân, bọt mép sùi ra trông hãi lắm, cứ nghĩ O chết đến nơi rồi. Mà sao cái O này dại thế, hoà bình rồi lại không muốn sống.
Lần gặp ông bạn Quang ở Yên Bái, nhắc chuyện O Huê mới biết , O chả dại uống thuốc rầy làm gì cho phí đời, đấy là O doạ mọi người, doạ ông anh khó tính của mình thôi. Ông bạn Quang kể rằng : hôm ấy lão ( ?) y tá đại đội ngược xuôi tất bật thật đấy, đưa O Huê ra viện, về cũng im chẳng nói gì. Lão (?) y tá đã có vợ rồi nên tinh lắm, lão đưa tay sờ thử chỗ cạp quần O thì O rúm người lại, phản ứng như vậy chỉ người tỉnh mới có, nhưng kệ ! Lão cứ tống O lên viện cho nhẹ gánh, đỡ trách nhiệm.… Đúng là O Huê không ở viện lâu, chỉ vài hôm là về, trông vẫn mượt mà, vẫn lẳng như ngày nào, có thoáng buồn chút chút vì anh V, CTV của tụi mình không còn ở làng nữa.
Thế mà đêm ấy làm mình và ông anh o Huê cứ phải tâm sự buồn, cứ phải ngất ngư chia sẻ, hết tôm, hết rượu rồi say khướt. Thằng Toàn cũng khổ lây, phải ngồi “ hầu rượu “ rồi lại dìu mình về.
Nhớ lại mà buồn cười cái chuyện cu cậu không biết xem đồng hồ. Tiểu đội mình có nhiệm vụ gác mé bờ sông, áng chừng sắp hết giờ mình bảo Toàn vào ngó cái đồng hồ nhà anh Thẩm vẫn treo ở gian giữa cạnh bàn thờ, xem mấy giờ rồi. Toàn vào rồi ra nói là : sắp hết giờ rồi.
- Sắp là bao nhiêu phút nữa ? Mình hỏi lại.
Ấp úng mãi, Toàn mới nói là không biết xem đồng hồ. Mẹ khỉ ! Thế mà không nói để mình vào cho xong.
Cũng lại chuyện gác đêm, có hôm chỉ mỗi Toàn gác, còn mình thì nhảy xuống thuyền cùng anh trai O Huê đi đâm tôm dọc ven bờ sông Hương. Anh trai O Huê mình chẳng nhớ tên, chỉ biết anh ta là lính sư 1 VNCH mới trình diện về, ban ngày cứ vật vờ như cái bóng vì mặc cảm. Chưa biết kiếm gì để sống nên cứ tối đến là xuống thuyền đi soi tôm kiếm chút thức ăn đỡ cho gia đình. Mình theo đi đâm tôm cũng vì tò mò, đi cho vui, chứ đâm như mình năm bảy nhát mới được một con tôm còi thì đâm gì, nên sau đó chỉ ngồi xem họ làm, ngắm cảnh sông nước và trò chuyện.
Đấy cũng là lần đầu anh O Huê và mình, hai thằng lính từ hai chiến tuyến nói chuyện với nhau một cách thoải mái, đến độ khi về anh cứ nằng nặc mời mình về nhà bằng được để nhậu.
Đêm ấy, ngoài hiên nhà hai thằng kà kê bên xị rượu đế và mấy con tôm nướng. Rượu vào khoảng cách như gần lại, anh O Huê dốc lòng tâm sự, những nỗi buồn và lo lắng về tương lai của người lính bên thua trận đều được nói ra, anh cũng dự đoán một tương lại không lấy gì làm sáng sủa và sẵn sàng chấp nhận nó…Nhiều chuyện lắm, nhưng mình thì làm được gì, chỉ biết động viên anh ấy, tin tưởng vào chính sách của Mặt Trận. Nghĩ lại, lúc ấy cứ nói đại vậy chứ mình có thuộc chính sách đâu mà ra vẻ như là chính trị viên ấy… Rồi sang chuyện O Huê, em gái anh cũng làm anh buồn bực, bức xúc, anh dãi bày cũng mong mình thông cảm cho những chuyện vừa xảy ra.
Chả là mấy đêm trước, có chuyện O Huê uống thuốc rầy tự tử. Làm mọi người trong làng và đơn vị mình nháo nhác, phải đưa O Huê đi bênh viện TW Huế cấp cứu. Nguyên do cũng từ chuyện trai gái mà ra, O Huê là cô gái đến tuổi cập kê và sắc nét nhất làng nhưng cũng lẳng lắm. Các cô gái khác trong làng hầu hết đều thay đổi cách ăn mặc từ ngày Huế giải phóng, ít loè loẹt và kín đáo hơn, họ sợ bị bộ đội và chính quyền mới đánh giá. Riêng O Huê thì không, vẫn diện, vẫn cứ bộ đồ hoa mỏng dính (vải xoa hay KT gì đấy) , mờ mờ lộ nội y kêu gọi lắm, làm lính ta mắt tròn mắt dẹt. O lại mau miệng, dạn giai nên thường vẫn chuyện trò với lính tình tứ lắm. Lính bọn mình trên rừng xuống thấy gái mau miệng điệu đà là như mèo thấy mỡ cũng xoắn lại liền. Mình bắt gặp thằng Quán trong tiểu đội mấy lần rủ O Huế ra vườn chuối sau nhà, Chúng nó làm gì thì mình chịu, ai mà để ý làm gì.
Đùng cái lại thấy O Huế thâm thụt với anh V, CTV đại đội mình. Rì rầm thế nào lan ra thành to chuyện, anh V bị kiểm điểm và điều đi nơi khác. Cả làng biết, nhiều người trong làng cứ nói vì O Huê mà ông V chỉ huy đơn vị bị kỷ luật, rồi bị đi đâu không biết. Nhiều người thấy tội cho cán bộ V và trách móc O Huê. Ông anh O Huê cũng vậy, xỉ vả em gái mình là lăng loàn, không biết có thượng cẳng chân hạ cẳng tay hay không mà làm O uất quá, quyết uống thuốc rầy tự tử. Tối hôm ấy, mình với Toàn chạy đến, thấy O nằm ngoài sân, bọt mép sùi ra trông hãi lắm, cứ nghĩ O chết đến nơi rồi. Mà sao cái O này dại thế, hoà bình rồi lại không muốn sống.
Lần gặp ông bạn Quang ở Yên Bái, nhắc chuyện O Huê mới biết , O chả dại uống thuốc rầy làm gì cho phí đời, đấy là O doạ mọi người, doạ ông anh khó tính của mình thôi. Ông bạn Quang kể rằng : hôm ấy lão ( ?) y tá đại đội ngược xuôi tất bật thật đấy, đưa O Huê ra viện, về cũng im chẳng nói gì. Lão (?) y tá đã có vợ rồi nên tinh lắm, lão đưa tay sờ thử chỗ cạp quần O thì O rúm người lại, phản ứng như vậy chỉ người tỉnh mới có, nhưng kệ ! Lão cứ tống O lên viện cho nhẹ gánh, đỡ trách nhiệm.… Đúng là O Huê không ở viện lâu, chỉ vài hôm là về, trông vẫn mượt mà, vẫn lẳng như ngày nào, có thoáng buồn chút chút vì anh V, CTV của tụi mình không còn ở làng nữa.
Thế mà đêm ấy làm mình và ông anh o Huê cứ phải tâm sự buồn, cứ phải ngất ngư chia sẻ, hết tôm, hết rượu rồi say khướt. Thằng Toàn cũng khổ lây, phải ngồi “ hầu rượu “ rồi lại dìu mình về.
THẰNG TOÀN (1)
Phải đến lần thứ hai lên Đắc Lắc mới hẹn gặp Toàn.
Lần đầu vì đi theo đoàn không chủ động được thời gian nên không muốn gọi nó, sợ rằng biết mình lên mà không gặp được nhau lại làm nó áy náy. Mấy năm trước, khi nó về quê, gặp mấy thằng đồng ngũ xin được số máy của mình, nó gọi cả chục lượt trong ngày, mới biết nó nhớ mình, nhớ những ngày cùng sống với nhau ở Trị Thiên. Mình cũng vậy, nhớ nó lắm và, rất mong dịp nào vào Đắc Lắc để cùng nó chuyện trò cho nguôi.
Nhớ mùa mưa 1974, sau những trận đánh ở Ô Lâu mình được cử ra nhận và học pháo ở Quân Khu. Đến Do Linh thì gặp Toàn trong số anh em lính mới bổ xung về trung đoàn nhưng được giữ lại học pháo cùng mình. Khi ấy mình mới 20 tuổi nhưng đã 2 năm lính chiến trường nên làm tiểu đội trưởng. Toàn cùng gần chục anh em nữa, đều dân Quảng Xương, Thanh Hoá ở tiểu đội với mình. Họ đều mới 18 tuổi tròn vừa xong 3 tháng huấn luyện là vào chiến trường. Gốc nông dân, ngư dân cả nên anh nào trông cũng khoẻ mạnh rắn giỏi. Duy chỉ có Toàn, nhỏ con, học hành cũng thường thường bậc trung nên mình chẳng mấy chú ý tới nó. Học xong về đơn vị vẫn thế, anh em chưa có gì thân thiết như sau này. Chỉ đến trận đánh Phổ Lại, trong lúc pháo hai bên bắn nhau ầm ầm, đang mải quan sát chỉ huy anh em bắn các mục tiêu theo phương án tác chiến ban đầu, thì Toàn dúi vào tay mình cái điện thoại.
- Phong Quảng ơi ! Bỏ qua các mục tiêu, bắn thẳng vào khu A.
Trong máy, tiếng anh Tầm hét toáng lên, rối rít làm mình sực tỉnh, chuyển mục tiêu cho bắn cấp tập lên đỉnh đồi, mình thoáng nghĩ về Toàn : thằng này hay !
Trận đánh kết thúc, ngồi ngẫm, không nhờ Toàn chắc mình đấm lưng bộ binh rồi, lại thấy mình chưa tròn vai anh khẩu đội trưởng cho lắm. Đúng là làm lính pháo mình cũng chỉ là anh tân binh.
Sau khi rút kinh nghiệm trận đánh, mình giao luôn cho Toàn nhiệm vụ canh điện thoại. Những trận đánh sau Toàn ít khi rời nó, cứ lúc lại quay quay kiểm tra đường dây, phát hiện đứt là báo mình cử người đi nối. Cũng từ đấy mình và Toàn luôn bên nhau từ rừng xuống biển, cho đến ngày mình ra Bắc ôn thi đại học.
10 tháng sống bên nhau chưa nhiều nhưng là lính cùng nhau trải qua những ngày chiến dịch, cùng những bi hài trong từng trận đánh làm sao quên. Hôm nay hẹn gặp Toàn, chẳng khi nào nghĩ lại ở trên đất cao nguyên này. 36 năm là cả quãng thời gian dài, mỗi thằng mỗi ngả cuộc đời, mưu sinh xô đẩy, liệu thời gian có làm biến dạng nó nhiều không ? Liệu mình có nhận ra nó không ?
Ngồi ở sảnh Khách sạn ĐamSam đợi nó bên li café đắng ngọt nghĩ về thằng em, người đồng đội xưa.
Lần đầu vì đi theo đoàn không chủ động được thời gian nên không muốn gọi nó, sợ rằng biết mình lên mà không gặp được nhau lại làm nó áy náy. Mấy năm trước, khi nó về quê, gặp mấy thằng đồng ngũ xin được số máy của mình, nó gọi cả chục lượt trong ngày, mới biết nó nhớ mình, nhớ những ngày cùng sống với nhau ở Trị Thiên. Mình cũng vậy, nhớ nó lắm và, rất mong dịp nào vào Đắc Lắc để cùng nó chuyện trò cho nguôi.
Nhớ mùa mưa 1974, sau những trận đánh ở Ô Lâu mình được cử ra nhận và học pháo ở Quân Khu. Đến Do Linh thì gặp Toàn trong số anh em lính mới bổ xung về trung đoàn nhưng được giữ lại học pháo cùng mình. Khi ấy mình mới 20 tuổi nhưng đã 2 năm lính chiến trường nên làm tiểu đội trưởng. Toàn cùng gần chục anh em nữa, đều dân Quảng Xương, Thanh Hoá ở tiểu đội với mình. Họ đều mới 18 tuổi tròn vừa xong 3 tháng huấn luyện là vào chiến trường. Gốc nông dân, ngư dân cả nên anh nào trông cũng khoẻ mạnh rắn giỏi. Duy chỉ có Toàn, nhỏ con, học hành cũng thường thường bậc trung nên mình chẳng mấy chú ý tới nó. Học xong về đơn vị vẫn thế, anh em chưa có gì thân thiết như sau này. Chỉ đến trận đánh Phổ Lại, trong lúc pháo hai bên bắn nhau ầm ầm, đang mải quan sát chỉ huy anh em bắn các mục tiêu theo phương án tác chiến ban đầu, thì Toàn dúi vào tay mình cái điện thoại.
- Phong Quảng ơi ! Bỏ qua các mục tiêu, bắn thẳng vào khu A.
Trong máy, tiếng anh Tầm hét toáng lên, rối rít làm mình sực tỉnh, chuyển mục tiêu cho bắn cấp tập lên đỉnh đồi, mình thoáng nghĩ về Toàn : thằng này hay !
Trận đánh kết thúc, ngồi ngẫm, không nhờ Toàn chắc mình đấm lưng bộ binh rồi, lại thấy mình chưa tròn vai anh khẩu đội trưởng cho lắm. Đúng là làm lính pháo mình cũng chỉ là anh tân binh.
Sau khi rút kinh nghiệm trận đánh, mình giao luôn cho Toàn nhiệm vụ canh điện thoại. Những trận đánh sau Toàn ít khi rời nó, cứ lúc lại quay quay kiểm tra đường dây, phát hiện đứt là báo mình cử người đi nối. Cũng từ đấy mình và Toàn luôn bên nhau từ rừng xuống biển, cho đến ngày mình ra Bắc ôn thi đại học.
10 tháng sống bên nhau chưa nhiều nhưng là lính cùng nhau trải qua những ngày chiến dịch, cùng những bi hài trong từng trận đánh làm sao quên. Hôm nay hẹn gặp Toàn, chẳng khi nào nghĩ lại ở trên đất cao nguyên này. 36 năm là cả quãng thời gian dài, mỗi thằng mỗi ngả cuộc đời, mưu sinh xô đẩy, liệu thời gian có làm biến dạng nó nhiều không ? Liệu mình có nhận ra nó không ?
Ngồi ở sảnh Khách sạn ĐamSam đợi nó bên li café đắng ngọt nghĩ về thằng em, người đồng đội xưa.
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
YÊU LẮM !
Chiếc xe ca Ba Đình cũ kỹ lầm lũi bò trên mặt đê, để lại phía sau nó một vệt dài bụi đỏ, nắng chiều trải dài đổ xuống mặt sông sáng lóa, những tia nắng xuyên ngang cửa xe len vào bên trong làm tăng thêm cảm giác chật chội của chuyến xe thời chiến. Trên xe, lính chiếm phân nửa, đủ mọi sắc lính của đất Sơn Tây, noei người tra vẫn gọi là thủ đô bộ đội. Ngày nghỉ cuối tuần xả trại, được về Hà Nội ông lính nào trông cũng tươi rói. Chuyện lính râm ran át cả tiếng xe chạy, bác tài như đã quá quen với cảnh này, thỉnh thoảng tán vào đôi câu đùa dỡm với đám lính trẻ làm không khí trên xe rộn lên, vui vẻ.
Đang bon trên đường, bỗng nghe tiếng ken két do xe phanh gấp dội vào. Chiếc xe chựng lại bất ngờ, người trên xe bị xô dồn cả về phía trước, bác tài gầm lên đầy bực tức, văng một tiếng chửi thề. Nhìn qua kính lái phía trước, một cô gái trẻ giữa đường, tay vẫn còn giơ cao chiếc cặp học sinh đứng chặn đầu xe . Bên lề đường là cả hơn chục cô cậu học sinh, họ ào đến cửa khi xe vừa dừng lại. Lưỡng lự vài giây, bác tài kêu người phụ xe mở cửa, tốp học sinh ùa chen lên xe.Tôi né người sang bên cho từng người len vào chiếc xe chật trội, cô gái đứng chặn xe là người lên sau cùng hết chỗ, đành đứng ngay bậc lên xuống cạnh tôi và người phụ xe.
Cả xe im lặng, đám lính ngỡ ngàng, người nhún vai, kẻ lắc đầu, không hiểu họ nghĩ gì trước sự việc vừa xảy ra (?). Mọi người, nhất là mấy ông lính trẻ, mắt đổ dồn nhìn cô gái, khiến tôi đứng cạnh cũng thấy nóng ran người. Cô gái thoáng chút căng thẳng, bối rối đưa ánh mắt nhìn ra xa ngoài cửa xe ...
Trộm nhìn cô gái, ôi chà ! xinh đấy chứ ! Thân hình nhỏ nhắn trong chiếc áo chiết eo mầu cỏ úa, hai dải đuôi sam dài được buộc lại bằng mấy sợi len tím, trên ngực áo là chiếc huy hiệu đoàn mới tinh, khuôn mặt thanh tú ửng hồng. Nhìn bóng dáng ấy thật chẳng ai có thể tin điều cô ta vừa làm cho đám bạn.
Cái máu hay chọc ghẹo người khác trong tôi lại trỗi dậy, nhất là khi nhận thấy điều gì đó là lạ ở cô gái. Chưa biết phải nói cái gì, không chỉ để khám phá cái “nam tính” trong cô gái đang đứng kế bên mà còn để xua đi những ánh mắt của mấy ông lính nhà mình trên xe nữa…suốt từ lúc dừng xe tới giờ vẫn chưa chịu rời mắt nhìn cô ta, làm tôi cảm thấy khó chịu lây.
Việc bắt chuyện tán tỉnh một cô gái với mấy ông lính Hà Nội có mã thư sinh như tôi thật chẳng khó gì, nhưng không biết sao lúc này, nghĩ mãi mà chưa biết bắt đầu bằng cách nào. Hồi lâu mới phát ra một câu mà sao bâng quơ, chẳng giống ai :
_”Trái tim dũng cảm” này, giá mà ở trong những người lính chúng tôi thì hay quá
Không biết vay mượn ở đâu ra mà nhạt nhẽo, mà sến thế, rõ chán! Tự trách mình vậy, còn cô ta thì vẫn im lặng, càng thấy quê, lúc bấy giờ tôi chỉ muốn nhẩy ra khỏi xe…
Rồi thì cô gái liếc qua tôi, ánh mắt sắc như dao, đúng là rất “ghê gớm” đây. Ánh mắt dao cau ấy như muốn nói điều gì đây ? Tôi thật sự muốn lên tiếng nhưng cái lố của câu mào đầu làm tôi mất tự tin. Biết làm sao được, ráng mà chịu, đành chờ thời cơ sửa lỗi sau vậy. Rồi nàng cũng đáp lại:
_Xin lỗi, mong anh cùng mọi người thông cảm cho, hôm nay thứ bảy ai cũng muốn được về nhà . Vì việc này có thể làm các anh muộn vài phút, điều đó khiến anh khó chịu lắm sao ?.
Nghe cái giọng trịnh trọng quá, tôi biết là có ý diễu mình đây nhưng đáp lại là may lắm rồi. Tôi chấn tĩnh lại và đổi sang giọng chân chất mộc mạc hơn:
_Cô hiểu sai ý tôi rồi, tôi đâu có nói về chuyện sớm muộn mà nói về việc cô vừa làm ấy. Có phải kia là các bạn cùng lớp cô đấy không? Chúng tôi là lính nhìn cảnh vừa diễn ra thấy nó gai gai thế nào ấy…
_Đúng là các bạn cùng lớp em. Anh thông cảm nhé, cũng tại em chưa bao giờ được nghe ai nói thế. Thôi ! Giảng hòa nhé.
Dứt lời, cô quay sang nhìn thẳng vào mắt tôi. Đôi mắt nâu thật dịu và thật mạnh bạo ! Tôi chưa bao giờ gặp đôi mắt và cái nhìn như thế. Tôi không thể ngờ mình đổi chiến thuật lại hiệu quả đến thế, gánh nặng tâm lý như vừa được gỡ bỏ, ngỡ ngàng giây lát... Mà lạ thật, cũng là trong một con người ấy mà sao lúc sắc lẹm, lúc dịu dàng thế nhỉ (?)…Khoảng cách xa lạ như không còn nữa.
Từ đây câu chuyện thật dễ chịu nhẹ nhàng, được đà tôi bắt đầu ba hoa đủ thứ chuyện về lính, cố kể nhiều chuyện vui khiến cô nhiều lúc phải bật cười. Đôi khi vẫn phải lườm mấy ông lính nhà mình để họ “giữ ý” giùm, tôi rất sợ mấy ông vui miệng tán theo vô ý làm lộ nhân thân … thì hỏng bét. Cô ta thỉnh thoảng cũng hỏi han, góp chuyện và đáp lại tôi rất giản dị, có phần kiệm lời nhưng thông minh, dịu dàng và đầy nữ tính .
Nắng chiều đã tắt, làng xóm đồng ruộng trên đường xe qua sẫm lại, xanh ngắt, khói lam chiều phía xa, mờ mờ tỏa từ sau những rặng tre. Trời mùa đông nhanh tối, nhìn về phía Hà Nội một vầng hồng nhẹ mờ mờ của những ánh đèn thành phố hắt lên bầu trời tối mịt. Xe chạy gần đến Hà Nội không khí bộn rộn căng thẳng của chiến tranh càng hiện rõ. Các loại xe quân sự, xe chở đạn tên lửa, xe kéo pháo cao xạ không biết từ đâu xuất hiện, lầm lũi đen ngòm. ..Hà Nội đang chuẩn bị cho những trận đánh mới, chiến tranh đang ngày mỗi ác liệt
Tôi chợt trở lại với thực tại của mình, có một đêm nay và ngày mai để thăm nhà và chào Hà Nội. Lần này về là để đi xa lắm, không biết bao giờ trở lại. Chợt buồn, tôi lặng im, cái buồn bất chợt trong tôi đã làm cô gái ngỡ ngàng, cô cũng đứng lặng như thể biết được ý nghĩ trong tôi. Tôi xa Hà Nội, xa con phổ nhỏ cổ kính, xa cây bàng già trước ngõ, xa những người thân cùng bạn bè thủa cắp sách…Tất cả chỉ còn là kỹ ức, là nỗi nhớ trong tôi, người lính trẻ
Có điều gì trỗi dậy trong tôi, nao nao nỗi buồn, vương vấn mơ hồ… Và chuyến xe hôm nay sao như thấy có điều gì khác lạ.
Tôi ngả người tựa vào thanh vịn của xe, cố dãn xa khoảng cách để nhìn em cho rõ , em cũng nhìn tôi, mắt hai đứa gặp nhau thật cảm thông dịu dàng.
Xe đến Kim Mã, tôi quyết định không về nhà ngay mà đi theo em, dù em đã chào từ biệt. Trong tôi bỗng dưng xao xuyến lạ và không muốn rời xa em.
Em nhẹ nhàng nói :” Em tự về được mà, anh nên về nhà sớm kẻo người nhà mong. Ngày mai em sẽ đến nhà thăm anh. “
Tôi bảo :” Em biết nhà anh ở đâu mà đến , đưa em về biết nhà, mai anh sẽ đến thăm em.”
_Trên xe anh nói nhà anh rồi đấy thôi, anh quên rồi sao, Hùng ơi !
Nghe đến đây tôi tóa hỏa, mới nhớ ra trên xe tôi đã ba hoa, phịa cả tên và địa chỉ. Khổ thế ! Cái thằng lính đi đâu tán đấy chẳng mấy khi dùng tên thật của mình. Ban đầu cũng nghĩ tào lao tí cho vui.. tôi lấy đại tên của tay A trưởng và kể nhà tôi ở khu phố của cán bộ cao cấp . Tôi vội cải chính lại tên và địa chỉ thật của mình
Em bật tiếng cười trong trẻo khi nhận ra mọi chuyện :” Lại thế nữa ! Vậy mà em luôn nghĩ anh là người nghiêm túc đấy ! ”
Lần trước anh phịa đấy, lần này là thật, là nghiêm túc, em nhớ nhé và bây giờ anh là người khác_Tôi nói chân thành.
Vâng em tin , chào anh, mai ta gặp nhau, chúc anh vui vẻ !_ Nói xong, em vội bước.
Nhưng tôi bám theo, còn em không đuổi khi thấy tôi vẫn đi bên cạnh. Đi đâu tôi chẳng cần biết, miễn được đi bên em là được, đi lặng lẽ trong ánh đèn mờ của phố phường Hà Nội.Thật lạ , hai đứa chẳng nói được gì, chỉ đi bên nhau như những người thân thiết tự bao giờ.
.....Hà Nội về tối mơ màng tĩnh lặng, bước chân hai đứa ngập ngừng...
( Trích tản văn của Văn Công Hùng )
Đến đầu Thợ Nhuộm thì có còi báo động, chúng tôi ngồi lại bên vỉa hè cạnh một cái hẩm tròn nhỏ nhưng chẳng ai chịu xuống. Có tiếng bom xa xa phía ngoại ô, trong nội thành vẫn yên tĩnh. Đến lúc này em mới bảo tôi :” Lát nữa báo yên anh về đi, cũng sắp tới nhà em rồi. Tôi đồng ý và lại xin địa chỉ, nhưng em nhất định không cho, như để an ủi tôi, em bảo mai thế nào em cũng đến thăm tôi.
Chúng tôi đến đầu BT thì em đứng lại chìa tay ra nói :” Ta chia tay ở đây thôi, hẹn ngày mai gặp lại.” Tôi nắm chặt tay em không muốn rời, em nhẹ nhàng rút tay ra, rồi vụt chạy . Tôi đứng trân ra nhìn, hai cái đuôi sam lắc lắc xa dần rồi mất hút trong đêm tối. Bừng tỉnh lại tôi chạy đuổi theo, chết thật ! mình còn chưa kịp biết tên cô ấy..Muộn mất rồi! Tôi thẫn thờ nhìn những ô cửa sổ trong dưới ánh đèn vàng, hy vọng thấy một bóng hình.
....Em ở đâu trong miên man những bóng người xa lạ, những quầng sáng vàng vọt, và cả tiếng lá xao xác trên đường. Có những lúc cứ thấy thắt ruột lại trước những dự cảm mơ hồ, mong manh như gió, những cơn gió lang thang...
( Trích tản văn của Văn Công Hùng )
Đêm ấy tôi về nhà rất muộn, con bé út ra mở cửa cho tôi, mẹ không có nhà, bà đang ở trong bệnh viện chăm sóc cho Cha tôi.
Sáng tỉnh dạy đã thấy mẹ chuẩn bị một cặp lồng cháo, bà giục tôi ăn sáng để mang cháo vào cho cha. Tôi muốn vào thăm cha nhưng lại lo em đến không gặp, không dám nói với mẹ tôi đành ra đi mà lòng thấp thỏm.
Gần trưa mẹ mang cơm vào viện, mẹ bảo có cô gái gì tên …H đến thăm con, trước khi về nó nói nhà ở … phố BT. Mẹ còn dặn với theo khi tôi về :” Con về ăn trưa đi, nếu đi chơi đâu thì về sớm để chiều đi cho kịp chuyến xe.”
Tôi phóng như bay đến phố BT, tìm số nhà theo mẹ nói, đến nơi mới biết số nhà ấy là của một khu tập thể. Trước cổng thấy hai cô gái đang đứng hóng gió, buôn chuyện, tôi hỏi :” Hai cô cho hỏi, nhà cô..H ở đâu ? ”. Họ nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi nhìn nhau cuối cùng trả lời rằng khu nhà này không có ai tên thế. Biết làm sao đây (?) tôi cố gặng hỏi với chút thông tin ít ỏi về em, hy vọng cuối cùng…nhưng đáp lại là ánh mắt diễu cợt và những nụ cười thiếu thiện cảm. Tình huống này tôi chỉ còn cách chào họ rồi chuồn. Về nhà bữa cơm mẹ chuẩn bị ngon thế mà tôi ăn chả được..
Chiều ấy tôi ra đi, chia tay Hà Nội, trong lòng mang theo một chút mơ màng mong manh về người con gái ấy. Những tưởng thời gian trôi đi tôi cũng sẽ nguôi ngoai, đâu ngờ cảm xúc trong tôi về chuyến xe ấy vẫn theo tôi suốt đến tận bây giờ và trong nỗi nhớ Hà Nội luôn có hình bóng em.
Đi B tôi vào mặt trận Tây Nguyên, ở bộ phận quân khí của sư 10. Từ sau hiệp định Pari lính Tây Nguyên nhận được thư nhà thường xuyên, nhất là lính trên sư bộ chúng tôi. Thư mẹ tôi lần nào bà cũng nhắc đến cô gái ấy, bà kể em là sinh viên đâu như học tận Thái Nguyên ấy, nhưng cứ mỗi chủ nhật được về Hà Nội lại đến thăm nhà mình. Bà cứ gặng hỏi tôi và em là thế nào ? Sao từ trước chẳng thấy tôi nói gì…Tôi biết cụ thích cô ấy lắm rồi, vì thỉnh thoảng có mấy đứa bạn gái cùng lớp phổ thông xưa đến chơi chỉ thấy cụ nhắc qua, còn chuyện về em bao giờ mẹ cũng viết cả trang thư. Chẳng riêng gì các cụ, con bé út nhà tôi mới i tờ , nó thư cho tôi chữ ngả chữ nghiêng nhưng tên chị …G thì nó viết nắm nót và đẹp nhất, tôi tin nó cũng yêu mến cái chị ..G này lắm.
Em đã như cô Tấm vậy, mỗi lần em đến cả nhà tôi lại rộn vui , làm vơi đi phần nào nỗi nhớ đứa con xa .
Cũng nhờ thư mẹ, tôi mới biết tên thật em, mới biết mẹ lầm vì nếu chữ cái cuối cùng là H thì em có cái tên rất nữ tính, mẹ tin thế. Có ai nghĩ tên em lại rất con trai với chữ G ở cuối, sự nhầm lẫn ấy khiến tôi không gặp được em ngày đó.
Còn tôi! Biết phải nói gì hơn nữa, tôi thầm cảm ơn số phận đã đưa tôi đi trong chuyến xe ấy. Là thằng lính chiến trường chả biết sống chết ra sao nên tôi đâu dám nghĩ đến chuyện yêu. Đấy là nghĩ thế nhưng khi thấy luôn có một cô gái, lại xinh nữa, quan tâm đến mình, hẳn lòng tôi ấm lại rất nhiều. Có lúc tôi muốn viết thư cho em những lại không dám, chiến tranh liên niêm , biết bao giờ mới dứt nên lại thôi.
Nay chiến tranh qua rồi, may mắn còn sống trở về, nhất định tôi phải tìm em….
*********
CÂU CHUYỆN TRÊN tôi được nghe được từ một người lính Tây Nguyên khi anh cùng tôi bị mắc kẹt lại ở Huế trên đường ra Bắc hồi tháng 10/1975. Năm ấy Huế có mưa lớn, lũ về nước đầm phá dâng cao, cầu An Lỗ bị lũ phá hỏng ( cầu lúc đó làm bằng gỗ thông tẩm dầu Mỹ, chưa có cầu xi măng như bây giờ). Huế dồn cục người từ phương Nam ra, lính đi phép, đi công tác, ra quân và đi học, người miền Bắc vào chơi miền Nam ra .vv. đông nghịt. Ai cũng lỉnh kỉnh đồ đạc hàng hóa của miền Nam. Chỉ có mấy anh lính chiến trường chúng tôi là ba lô lép kẹp. Đồ quí nhất trong hành trang của tôi là con búp bê nhỏ, có cái lông mi cong cong, đặt nằm xuống là nó nhắm mắt. Tôi dành những đồng tiền ít ỏi của mình mua nó làm quà cho bé Hà, con gái dì tôi. Tôi thương bé Hà vì chú Hưng chồng dì tôi không bao giờ trở về nữa, bé Hà chưa bao giờ biết cha mình. Trong ngày khải hoàn này chắc hai mẹ con dì tôi buồn lắm…
Lính nằm chờ thông xe rỗi việc nên chuyện cứ dài dài nối nhau. Câu chuyện của anh lính Tây Nguyên được nghe làm tôi chú ý nhiều vì rất có thể cô gái ấy tôi biết …
Tôi có anh bạn cùng đơn vị thân lắm, chúng tôi cùng người Hà Nội. Anh bạn tôi cũng ở cái số nhà ấy và có cô em gái cùng tên đàn ông với cô gái mà anh lính Tây Nguyên vừa kể. Là lính chiến trường chúng tôi thường chia sẻ với nhau nhiều thứ, kể cả những lá thư của người yêu. Bạn tôi vẫn thường cho chúng tôi xem thư em gái gửi cho mình. Đọc thư, tôi biết em gái bạn tôi đang là sinh viên đại học mỏ địa chất mà trường này cũng đang ở Thái Nguyên. Trong cái ví của cậu ấy bao giờ cũng có ảnh gia đình và ảnh cô em gái là chúng tôi để ý nhiều nhất. Quả là em gái cậu ta xinh đẹp và sắc sảo lắm, vậy nên cả chốt ai cũng nhận là em rể hắn. Chuyện đùa vui thế thôi nhưng cũng làm cánh lính chúng tôi vui và không ít ông mơ tưởng thật sự. Chúng tôi khi buồn lại bảo anh bạn lấy thư em gái ra đọc vì cô bé có cách viết dí dỏm, nghe mãi không chán.
Rồi một lần đầu mùa khô 1974, có người lính trinh sát e2,f324 mò lên chốt chúng tôi hỏi thăm anh bạn tôi. Lính tráng tiếp khách chỉ có thuốc lào và trà sâm chiến sĩ nhưng vui vẻ tình đồng đội, đồng hương. Người lính trinh sát Hà Nội , trước khi đi bộ đội đang học năm thứ nhất đại học tổng hợp văn. Qua chuyện trò thì biết anh ta là bạn trai của em gái bạn tôi, nghĩa là em gái bạn tôi đã có người yêu, điều này làm khối ông lính chúng tôi thất vọng nhưng không vì thế mà chúng tôi đối sử không tốt với người đồng đội f324 kia. Ngược lại chúng tôi ngưỡng mộ anh ta vì được một cô gái xinh đẹp như thế yêu và cánh lính chúng tôi rất tự hào về điều này. Chỉ có điều từ ngày đó chúng tôi chia sẻ với người anh cô gái đó từ điếu thuốc lào hay bất cứ một cái gì khác đều là tình bạn, tình đồng đội, đông hương. Cái chuyện tán láo vui đùa anh vợ, em rể chẳng còn ai nhắc đến. Là lính, chúng tôi luôn trân trọng mối tình của đồng đội mình.
Khi nghe người lính Tây Nguyên kể thì tôi tin chắc hai cô gái đó chỉ là một…Lạ chưa, mỗi cô trong nó đều rất trong sáng, đáng yêu và cảm phục nhưng hai cái đáng yêu ấy trong cùng một thời điểm, trong một con người thì … tôi chưa tưởng tượng nổi, bất ngờ quá, tôi chưa đủ thời gian, từng trải để đón nhận và suy xét chuyện này. Nó là gì trong cuộc sống chúng ta những ngày đã qua. Tôi đành im lặng để mà quan sát, chiêm nghiệm. Khi quanh cô là những người lính trẻ được cô yêu : anh quân khí, anh trinh sát và các đồng đội của anh trai cô .
Đang bon trên đường, bỗng nghe tiếng ken két do xe phanh gấp dội vào. Chiếc xe chựng lại bất ngờ, người trên xe bị xô dồn cả về phía trước, bác tài gầm lên đầy bực tức, văng một tiếng chửi thề. Nhìn qua kính lái phía trước, một cô gái trẻ giữa đường, tay vẫn còn giơ cao chiếc cặp học sinh đứng chặn đầu xe . Bên lề đường là cả hơn chục cô cậu học sinh, họ ào đến cửa khi xe vừa dừng lại. Lưỡng lự vài giây, bác tài kêu người phụ xe mở cửa, tốp học sinh ùa chen lên xe.Tôi né người sang bên cho từng người len vào chiếc xe chật trội, cô gái đứng chặn xe là người lên sau cùng hết chỗ, đành đứng ngay bậc lên xuống cạnh tôi và người phụ xe.
Cả xe im lặng, đám lính ngỡ ngàng, người nhún vai, kẻ lắc đầu, không hiểu họ nghĩ gì trước sự việc vừa xảy ra (?). Mọi người, nhất là mấy ông lính trẻ, mắt đổ dồn nhìn cô gái, khiến tôi đứng cạnh cũng thấy nóng ran người. Cô gái thoáng chút căng thẳng, bối rối đưa ánh mắt nhìn ra xa ngoài cửa xe ...
Trộm nhìn cô gái, ôi chà ! xinh đấy chứ ! Thân hình nhỏ nhắn trong chiếc áo chiết eo mầu cỏ úa, hai dải đuôi sam dài được buộc lại bằng mấy sợi len tím, trên ngực áo là chiếc huy hiệu đoàn mới tinh, khuôn mặt thanh tú ửng hồng. Nhìn bóng dáng ấy thật chẳng ai có thể tin điều cô ta vừa làm cho đám bạn.
Cái máu hay chọc ghẹo người khác trong tôi lại trỗi dậy, nhất là khi nhận thấy điều gì đó là lạ ở cô gái. Chưa biết phải nói cái gì, không chỉ để khám phá cái “nam tính” trong cô gái đang đứng kế bên mà còn để xua đi những ánh mắt của mấy ông lính nhà mình trên xe nữa…suốt từ lúc dừng xe tới giờ vẫn chưa chịu rời mắt nhìn cô ta, làm tôi cảm thấy khó chịu lây.
Việc bắt chuyện tán tỉnh một cô gái với mấy ông lính Hà Nội có mã thư sinh như tôi thật chẳng khó gì, nhưng không biết sao lúc này, nghĩ mãi mà chưa biết bắt đầu bằng cách nào. Hồi lâu mới phát ra một câu mà sao bâng quơ, chẳng giống ai :
_”Trái tim dũng cảm” này, giá mà ở trong những người lính chúng tôi thì hay quá
Không biết vay mượn ở đâu ra mà nhạt nhẽo, mà sến thế, rõ chán! Tự trách mình vậy, còn cô ta thì vẫn im lặng, càng thấy quê, lúc bấy giờ tôi chỉ muốn nhẩy ra khỏi xe…
Rồi thì cô gái liếc qua tôi, ánh mắt sắc như dao, đúng là rất “ghê gớm” đây. Ánh mắt dao cau ấy như muốn nói điều gì đây ? Tôi thật sự muốn lên tiếng nhưng cái lố của câu mào đầu làm tôi mất tự tin. Biết làm sao được, ráng mà chịu, đành chờ thời cơ sửa lỗi sau vậy. Rồi nàng cũng đáp lại:
_Xin lỗi, mong anh cùng mọi người thông cảm cho, hôm nay thứ bảy ai cũng muốn được về nhà . Vì việc này có thể làm các anh muộn vài phút, điều đó khiến anh khó chịu lắm sao ?.
Nghe cái giọng trịnh trọng quá, tôi biết là có ý diễu mình đây nhưng đáp lại là may lắm rồi. Tôi chấn tĩnh lại và đổi sang giọng chân chất mộc mạc hơn:
_Cô hiểu sai ý tôi rồi, tôi đâu có nói về chuyện sớm muộn mà nói về việc cô vừa làm ấy. Có phải kia là các bạn cùng lớp cô đấy không? Chúng tôi là lính nhìn cảnh vừa diễn ra thấy nó gai gai thế nào ấy…
_Đúng là các bạn cùng lớp em. Anh thông cảm nhé, cũng tại em chưa bao giờ được nghe ai nói thế. Thôi ! Giảng hòa nhé.
Dứt lời, cô quay sang nhìn thẳng vào mắt tôi. Đôi mắt nâu thật dịu và thật mạnh bạo ! Tôi chưa bao giờ gặp đôi mắt và cái nhìn như thế. Tôi không thể ngờ mình đổi chiến thuật lại hiệu quả đến thế, gánh nặng tâm lý như vừa được gỡ bỏ, ngỡ ngàng giây lát... Mà lạ thật, cũng là trong một con người ấy mà sao lúc sắc lẹm, lúc dịu dàng thế nhỉ (?)…Khoảng cách xa lạ như không còn nữa.
Từ đây câu chuyện thật dễ chịu nhẹ nhàng, được đà tôi bắt đầu ba hoa đủ thứ chuyện về lính, cố kể nhiều chuyện vui khiến cô nhiều lúc phải bật cười. Đôi khi vẫn phải lườm mấy ông lính nhà mình để họ “giữ ý” giùm, tôi rất sợ mấy ông vui miệng tán theo vô ý làm lộ nhân thân … thì hỏng bét. Cô ta thỉnh thoảng cũng hỏi han, góp chuyện và đáp lại tôi rất giản dị, có phần kiệm lời nhưng thông minh, dịu dàng và đầy nữ tính .
Nắng chiều đã tắt, làng xóm đồng ruộng trên đường xe qua sẫm lại, xanh ngắt, khói lam chiều phía xa, mờ mờ tỏa từ sau những rặng tre. Trời mùa đông nhanh tối, nhìn về phía Hà Nội một vầng hồng nhẹ mờ mờ của những ánh đèn thành phố hắt lên bầu trời tối mịt. Xe chạy gần đến Hà Nội không khí bộn rộn căng thẳng của chiến tranh càng hiện rõ. Các loại xe quân sự, xe chở đạn tên lửa, xe kéo pháo cao xạ không biết từ đâu xuất hiện, lầm lũi đen ngòm. ..Hà Nội đang chuẩn bị cho những trận đánh mới, chiến tranh đang ngày mỗi ác liệt
Tôi chợt trở lại với thực tại của mình, có một đêm nay và ngày mai để thăm nhà và chào Hà Nội. Lần này về là để đi xa lắm, không biết bao giờ trở lại. Chợt buồn, tôi lặng im, cái buồn bất chợt trong tôi đã làm cô gái ngỡ ngàng, cô cũng đứng lặng như thể biết được ý nghĩ trong tôi. Tôi xa Hà Nội, xa con phổ nhỏ cổ kính, xa cây bàng già trước ngõ, xa những người thân cùng bạn bè thủa cắp sách…Tất cả chỉ còn là kỹ ức, là nỗi nhớ trong tôi, người lính trẻ
Có điều gì trỗi dậy trong tôi, nao nao nỗi buồn, vương vấn mơ hồ… Và chuyến xe hôm nay sao như thấy có điều gì khác lạ.
Tôi ngả người tựa vào thanh vịn của xe, cố dãn xa khoảng cách để nhìn em cho rõ , em cũng nhìn tôi, mắt hai đứa gặp nhau thật cảm thông dịu dàng.
Xe đến Kim Mã, tôi quyết định không về nhà ngay mà đi theo em, dù em đã chào từ biệt. Trong tôi bỗng dưng xao xuyến lạ và không muốn rời xa em.
Em nhẹ nhàng nói :” Em tự về được mà, anh nên về nhà sớm kẻo người nhà mong. Ngày mai em sẽ đến nhà thăm anh. “
Tôi bảo :” Em biết nhà anh ở đâu mà đến , đưa em về biết nhà, mai anh sẽ đến thăm em.”
_Trên xe anh nói nhà anh rồi đấy thôi, anh quên rồi sao, Hùng ơi !
Nghe đến đây tôi tóa hỏa, mới nhớ ra trên xe tôi đã ba hoa, phịa cả tên và địa chỉ. Khổ thế ! Cái thằng lính đi đâu tán đấy chẳng mấy khi dùng tên thật của mình. Ban đầu cũng nghĩ tào lao tí cho vui.. tôi lấy đại tên của tay A trưởng và kể nhà tôi ở khu phố của cán bộ cao cấp . Tôi vội cải chính lại tên và địa chỉ thật của mình
Em bật tiếng cười trong trẻo khi nhận ra mọi chuyện :” Lại thế nữa ! Vậy mà em luôn nghĩ anh là người nghiêm túc đấy ! ”
Lần trước anh phịa đấy, lần này là thật, là nghiêm túc, em nhớ nhé và bây giờ anh là người khác_Tôi nói chân thành.
Vâng em tin , chào anh, mai ta gặp nhau, chúc anh vui vẻ !_ Nói xong, em vội bước.
Nhưng tôi bám theo, còn em không đuổi khi thấy tôi vẫn đi bên cạnh. Đi đâu tôi chẳng cần biết, miễn được đi bên em là được, đi lặng lẽ trong ánh đèn mờ của phố phường Hà Nội.Thật lạ , hai đứa chẳng nói được gì, chỉ đi bên nhau như những người thân thiết tự bao giờ.
.....Hà Nội về tối mơ màng tĩnh lặng, bước chân hai đứa ngập ngừng...
( Trích tản văn của Văn Công Hùng )
Đến đầu Thợ Nhuộm thì có còi báo động, chúng tôi ngồi lại bên vỉa hè cạnh một cái hẩm tròn nhỏ nhưng chẳng ai chịu xuống. Có tiếng bom xa xa phía ngoại ô, trong nội thành vẫn yên tĩnh. Đến lúc này em mới bảo tôi :” Lát nữa báo yên anh về đi, cũng sắp tới nhà em rồi. Tôi đồng ý và lại xin địa chỉ, nhưng em nhất định không cho, như để an ủi tôi, em bảo mai thế nào em cũng đến thăm tôi.
Chúng tôi đến đầu BT thì em đứng lại chìa tay ra nói :” Ta chia tay ở đây thôi, hẹn ngày mai gặp lại.” Tôi nắm chặt tay em không muốn rời, em nhẹ nhàng rút tay ra, rồi vụt chạy . Tôi đứng trân ra nhìn, hai cái đuôi sam lắc lắc xa dần rồi mất hút trong đêm tối. Bừng tỉnh lại tôi chạy đuổi theo, chết thật ! mình còn chưa kịp biết tên cô ấy..Muộn mất rồi! Tôi thẫn thờ nhìn những ô cửa sổ trong dưới ánh đèn vàng, hy vọng thấy một bóng hình.
....Em ở đâu trong miên man những bóng người xa lạ, những quầng sáng vàng vọt, và cả tiếng lá xao xác trên đường. Có những lúc cứ thấy thắt ruột lại trước những dự cảm mơ hồ, mong manh như gió, những cơn gió lang thang...
( Trích tản văn của Văn Công Hùng )
Đêm ấy tôi về nhà rất muộn, con bé út ra mở cửa cho tôi, mẹ không có nhà, bà đang ở trong bệnh viện chăm sóc cho Cha tôi.
Sáng tỉnh dạy đã thấy mẹ chuẩn bị một cặp lồng cháo, bà giục tôi ăn sáng để mang cháo vào cho cha. Tôi muốn vào thăm cha nhưng lại lo em đến không gặp, không dám nói với mẹ tôi đành ra đi mà lòng thấp thỏm.
Gần trưa mẹ mang cơm vào viện, mẹ bảo có cô gái gì tên …H đến thăm con, trước khi về nó nói nhà ở … phố BT. Mẹ còn dặn với theo khi tôi về :” Con về ăn trưa đi, nếu đi chơi đâu thì về sớm để chiều đi cho kịp chuyến xe.”
Tôi phóng như bay đến phố BT, tìm số nhà theo mẹ nói, đến nơi mới biết số nhà ấy là của một khu tập thể. Trước cổng thấy hai cô gái đang đứng hóng gió, buôn chuyện, tôi hỏi :” Hai cô cho hỏi, nhà cô..H ở đâu ? ”. Họ nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi nhìn nhau cuối cùng trả lời rằng khu nhà này không có ai tên thế. Biết làm sao đây (?) tôi cố gặng hỏi với chút thông tin ít ỏi về em, hy vọng cuối cùng…nhưng đáp lại là ánh mắt diễu cợt và những nụ cười thiếu thiện cảm. Tình huống này tôi chỉ còn cách chào họ rồi chuồn. Về nhà bữa cơm mẹ chuẩn bị ngon thế mà tôi ăn chả được..
Chiều ấy tôi ra đi, chia tay Hà Nội, trong lòng mang theo một chút mơ màng mong manh về người con gái ấy. Những tưởng thời gian trôi đi tôi cũng sẽ nguôi ngoai, đâu ngờ cảm xúc trong tôi về chuyến xe ấy vẫn theo tôi suốt đến tận bây giờ và trong nỗi nhớ Hà Nội luôn có hình bóng em.
Đi B tôi vào mặt trận Tây Nguyên, ở bộ phận quân khí của sư 10. Từ sau hiệp định Pari lính Tây Nguyên nhận được thư nhà thường xuyên, nhất là lính trên sư bộ chúng tôi. Thư mẹ tôi lần nào bà cũng nhắc đến cô gái ấy, bà kể em là sinh viên đâu như học tận Thái Nguyên ấy, nhưng cứ mỗi chủ nhật được về Hà Nội lại đến thăm nhà mình. Bà cứ gặng hỏi tôi và em là thế nào ? Sao từ trước chẳng thấy tôi nói gì…Tôi biết cụ thích cô ấy lắm rồi, vì thỉnh thoảng có mấy đứa bạn gái cùng lớp phổ thông xưa đến chơi chỉ thấy cụ nhắc qua, còn chuyện về em bao giờ mẹ cũng viết cả trang thư. Chẳng riêng gì các cụ, con bé út nhà tôi mới i tờ , nó thư cho tôi chữ ngả chữ nghiêng nhưng tên chị …G thì nó viết nắm nót và đẹp nhất, tôi tin nó cũng yêu mến cái chị ..G này lắm.
Em đã như cô Tấm vậy, mỗi lần em đến cả nhà tôi lại rộn vui , làm vơi đi phần nào nỗi nhớ đứa con xa .
Cũng nhờ thư mẹ, tôi mới biết tên thật em, mới biết mẹ lầm vì nếu chữ cái cuối cùng là H thì em có cái tên rất nữ tính, mẹ tin thế. Có ai nghĩ tên em lại rất con trai với chữ G ở cuối, sự nhầm lẫn ấy khiến tôi không gặp được em ngày đó.
Còn tôi! Biết phải nói gì hơn nữa, tôi thầm cảm ơn số phận đã đưa tôi đi trong chuyến xe ấy. Là thằng lính chiến trường chả biết sống chết ra sao nên tôi đâu dám nghĩ đến chuyện yêu. Đấy là nghĩ thế nhưng khi thấy luôn có một cô gái, lại xinh nữa, quan tâm đến mình, hẳn lòng tôi ấm lại rất nhiều. Có lúc tôi muốn viết thư cho em những lại không dám, chiến tranh liên niêm , biết bao giờ mới dứt nên lại thôi.
Nay chiến tranh qua rồi, may mắn còn sống trở về, nhất định tôi phải tìm em….
*********
CÂU CHUYỆN TRÊN tôi được nghe được từ một người lính Tây Nguyên khi anh cùng tôi bị mắc kẹt lại ở Huế trên đường ra Bắc hồi tháng 10/1975. Năm ấy Huế có mưa lớn, lũ về nước đầm phá dâng cao, cầu An Lỗ bị lũ phá hỏng ( cầu lúc đó làm bằng gỗ thông tẩm dầu Mỹ, chưa có cầu xi măng như bây giờ). Huế dồn cục người từ phương Nam ra, lính đi phép, đi công tác, ra quân và đi học, người miền Bắc vào chơi miền Nam ra .vv. đông nghịt. Ai cũng lỉnh kỉnh đồ đạc hàng hóa của miền Nam. Chỉ có mấy anh lính chiến trường chúng tôi là ba lô lép kẹp. Đồ quí nhất trong hành trang của tôi là con búp bê nhỏ, có cái lông mi cong cong, đặt nằm xuống là nó nhắm mắt. Tôi dành những đồng tiền ít ỏi của mình mua nó làm quà cho bé Hà, con gái dì tôi. Tôi thương bé Hà vì chú Hưng chồng dì tôi không bao giờ trở về nữa, bé Hà chưa bao giờ biết cha mình. Trong ngày khải hoàn này chắc hai mẹ con dì tôi buồn lắm…
Lính nằm chờ thông xe rỗi việc nên chuyện cứ dài dài nối nhau. Câu chuyện của anh lính Tây Nguyên được nghe làm tôi chú ý nhiều vì rất có thể cô gái ấy tôi biết …
Tôi có anh bạn cùng đơn vị thân lắm, chúng tôi cùng người Hà Nội. Anh bạn tôi cũng ở cái số nhà ấy và có cô em gái cùng tên đàn ông với cô gái mà anh lính Tây Nguyên vừa kể. Là lính chiến trường chúng tôi thường chia sẻ với nhau nhiều thứ, kể cả những lá thư của người yêu. Bạn tôi vẫn thường cho chúng tôi xem thư em gái gửi cho mình. Đọc thư, tôi biết em gái bạn tôi đang là sinh viên đại học mỏ địa chất mà trường này cũng đang ở Thái Nguyên. Trong cái ví của cậu ấy bao giờ cũng có ảnh gia đình và ảnh cô em gái là chúng tôi để ý nhiều nhất. Quả là em gái cậu ta xinh đẹp và sắc sảo lắm, vậy nên cả chốt ai cũng nhận là em rể hắn. Chuyện đùa vui thế thôi nhưng cũng làm cánh lính chúng tôi vui và không ít ông mơ tưởng thật sự. Chúng tôi khi buồn lại bảo anh bạn lấy thư em gái ra đọc vì cô bé có cách viết dí dỏm, nghe mãi không chán.
Rồi một lần đầu mùa khô 1974, có người lính trinh sát e2,f324 mò lên chốt chúng tôi hỏi thăm anh bạn tôi. Lính tráng tiếp khách chỉ có thuốc lào và trà sâm chiến sĩ nhưng vui vẻ tình đồng đội, đồng hương. Người lính trinh sát Hà Nội , trước khi đi bộ đội đang học năm thứ nhất đại học tổng hợp văn. Qua chuyện trò thì biết anh ta là bạn trai của em gái bạn tôi, nghĩa là em gái bạn tôi đã có người yêu, điều này làm khối ông lính chúng tôi thất vọng nhưng không vì thế mà chúng tôi đối sử không tốt với người đồng đội f324 kia. Ngược lại chúng tôi ngưỡng mộ anh ta vì được một cô gái xinh đẹp như thế yêu và cánh lính chúng tôi rất tự hào về điều này. Chỉ có điều từ ngày đó chúng tôi chia sẻ với người anh cô gái đó từ điếu thuốc lào hay bất cứ một cái gì khác đều là tình bạn, tình đồng đội, đông hương. Cái chuyện tán láo vui đùa anh vợ, em rể chẳng còn ai nhắc đến. Là lính, chúng tôi luôn trân trọng mối tình của đồng đội mình.
Khi nghe người lính Tây Nguyên kể thì tôi tin chắc hai cô gái đó chỉ là một…Lạ chưa, mỗi cô trong nó đều rất trong sáng, đáng yêu và cảm phục nhưng hai cái đáng yêu ấy trong cùng một thời điểm, trong một con người thì … tôi chưa tưởng tượng nổi, bất ngờ quá, tôi chưa đủ thời gian, từng trải để đón nhận và suy xét chuyện này. Nó là gì trong cuộc sống chúng ta những ngày đã qua. Tôi đành im lặng để mà quan sát, chiêm nghiệm. Khi quanh cô là những người lính trẻ được cô yêu : anh quân khí, anh trinh sát và các đồng đội của anh trai cô .
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
Một thoáng hồn Nga.
Ăngkovat tấp nập du khách, Tây , Tàu, Hàn, Nhật đủ cả. Tuy nhiên sự đông đúc chỉ ở những trục đường chính trong khu di tích, còn toả sâu vào các ngóc ngách của khu đền lại vắng lặng, thưa thớt du khách qua lại. Càngchứng tỏ cái mênh mông vĩ đại của Ăng kovat…
Ở một góc vắng lặng thoáng thấy một bóng hồng hiện sau ô cửa đá cổ kính hình tháp. Cô gái ngồi, trên tay là một quyển sách, hiếm hoi lắm ở chốn này…Ai mà biết cuốn sách trên tay cô gái là gì và làm sao có thể đọc được quanh mình là những đền đài vĩ đại chứa ẩn bao điều của lịch sử của nhân loại.
Mấy ông bạn cùng đi có “ súng bắn trộn nòng dài “ chĩa cả về phía ô cửa, hẳn phải họ cũng nhận thấy điều gì đặc biệt, còn đặc biệt thế nào thì là cách nghĩ riêng của họ.
Dẫu sao cũng làm ta gợi nhớ đến một thời, cái thời lãng mạn trong trắng như trong tiểu thuyết của Stekhop, Tuôcgienhiep….
Cô gái ngồi đọc sách trong đền Ăng Kovat . Nghe rất lãng mạn, rất hình. Cô gái đọc hay không đọc đâu cần biết, nhưng có về mặt hình ảnh cô ta đã thành công. Không tin các bác cứ hỏi Trung sỹ 1…
Lại nữa, trong một góc khác của khu di tích bỗng nghe du dương bài Chiều Mátcơva :
……….
А рассвет уже всё заметнее
Так, пожалуйста, будь добра!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!
Giọng ấm, nghe quen quen, nhìn lại thì ra Trung sỹ 1 nhà ta đang nghêu ngao. Tại sao lại hát bài hát này ở đây ? Rồi thấy hai nữ du khách Tây, một già, một trẻ ( Chắc là hai mẹ con ) rất đôn hậu, chợt hiểu vì sao hắn cất lời hát đó.
Bưu Ryskaia ?
Đa !
Kak bac zabyt ?
Zienhia.
Menhia zabyt Tung.
…..
Trung sy 1 và cô gái Nga còn đối thoại vài câu nữa, phải công nhận thằng cha này bật nhanh và còn nhớ kha khá tiếng Nga. Kết quả là cô gái đồng ý chụp ảnh với hắn. Tiếc là vốn tiếng Nga của hắn không có giá trị gì khi kêu món ăn buổi trưa.
Ở một góc vắng lặng thoáng thấy một bóng hồng hiện sau ô cửa đá cổ kính hình tháp. Cô gái ngồi, trên tay là một quyển sách, hiếm hoi lắm ở chốn này…Ai mà biết cuốn sách trên tay cô gái là gì và làm sao có thể đọc được quanh mình là những đền đài vĩ đại chứa ẩn bao điều của lịch sử của nhân loại.
Mấy ông bạn cùng đi có “ súng bắn trộn nòng dài “ chĩa cả về phía ô cửa, hẳn phải họ cũng nhận thấy điều gì đặc biệt, còn đặc biệt thế nào thì là cách nghĩ riêng của họ.
Dẫu sao cũng làm ta gợi nhớ đến một thời, cái thời lãng mạn trong trắng như trong tiểu thuyết của Stekhop, Tuôcgienhiep….
Cô gái ngồi đọc sách trong đền Ăng Kovat . Nghe rất lãng mạn, rất hình. Cô gái đọc hay không đọc đâu cần biết, nhưng có về mặt hình ảnh cô ta đã thành công. Không tin các bác cứ hỏi Trung sỹ 1…
Lại nữa, trong một góc khác của khu di tích bỗng nghe du dương bài Chiều Mátcơva :
……….
А рассвет уже всё заметнее
Так, пожалуйста, будь добра!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!
Giọng ấm, nghe quen quen, nhìn lại thì ra Trung sỹ 1 nhà ta đang nghêu ngao. Tại sao lại hát bài hát này ở đây ? Rồi thấy hai nữ du khách Tây, một già, một trẻ ( Chắc là hai mẹ con ) rất đôn hậu, chợt hiểu vì sao hắn cất lời hát đó.
Bưu Ryskaia ?
Đa !
Kak bac zabyt ?
Zienhia.
Menhia zabyt Tung.
…..
Trung sy 1 và cô gái Nga còn đối thoại vài câu nữa, phải công nhận thằng cha này bật nhanh và còn nhớ kha khá tiếng Nga. Kết quả là cô gái đồng ý chụp ảnh với hắn. Tiếc là vốn tiếng Nga của hắn không có giá trị gì khi kêu món ăn buổi trưa.
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH K
Năm 1988, 1989 năm nào tôi cũng có một lần đi Campuchia, ngày ấy người ta thường gọi là đi K vì Campuchia khi ấy vẫn còn là chiến trường. Không hộ chiếu, chỉ cần tờ giấy công tác là đủ thủ tục và cả hai lần đều chỉ đến Phnompenh ít ngày, bù đầu vào công việc rồi về, với tôi kể như chưa biết gì về đất nước này.
Chuyến đi K này thật nhiều kỳ vọng. Tất nhiên là sẽ thăm những thắng cảnh nổi tiếng của đất nước chùa tháp này, một dịp biết thêm đất, người Khơme láng riềng của chúng ta. Lần này đi cùng các CCB K trở lại chiến trường xưa lại càng đặc biệt, sẽ cùng anh em tìm lần lại dấu ấn một thời trai trẻ mà đến hôm nay vẫn hằn trong ký ức mỗi người, những người lính tình nguyện Việt nam. Vậy đây là một tua du lịch khác thường, sẽ đến những nơi du khách thường chẳng bao giờ đến nên gọi nó là “đi K” như năm nào lính ta vẫn gọi, cho ngắn gọn và đúng nghĩa.
Trung sỹ 1, Dksaigon và CănC1 là những người khởi xướng chuyến đi này, Dksaigon thì đã có một lần trở lại trước đó không lâu, với Trung sỹ 1 và CănC1 thì đã gần 30 năm nay kể từ khi họ trở về đời thường, hôm nay là lần đầu trở lại.Về lại chiến trường xưa, trở lại thời trai trẻ, thời bi hùng của chiến trận người lính nào chẳng có nỗi niềm.
Hai người lính tiểu đoàn 4 trung đoàn 2 sư 9 này có lẽ cùng tâm trạng là mong ngóng, có phần sốt ruột hơn các thành viên khác nhưng biểu hiện mỗi người mỗi khác bởi họ là hai tính cách, thoáng qua có cảm giác trái ngược nhưng sao lại thân thiết, gắn bó như anh em.
Máu lãng tử thường ngày của lão Nhất (Trung sỹ 1) hôm nay khi bốc khi xịt, thất thường, cười phe phé đấy rồi lặng lại ưu tư. Qua khỏi biên giới, xe dừng mua nước, rượu và nhang xong là lão tót lên ghế trước cạnh bác tài. Có lẽ để quan sát ghi nhận, để không bỏ sót điều gì trên con đường gã đã từng qua 32 năm trước.
Lão CănC1 lẳng lặng chui xuống cuối xe, chấn một góc trong cùng, giật xụp cái mũ xuống lim dim như đang ngủ, mặc ai nói, ai cười, không cãi vã tranh luận. Coi như kẻ đi cuối hàng quân, lâu lâu hất mũ lên hắn kể một câu chuyện của đơn vị.
Chuyện về tay X người Quảng Ninh đánh nhau cũng tạm nhưng vua lười. Ngày ấy C1 đóng trong một Phun, ngoài phun có nhiều vụng nước đọng. Đầu mùa khô, gặp nắng gắt các vụng nước sủi tăm liên tục. Lính ta biết là nhiều cua, hô nhau đi bắt. Lão lười không muốn đi nói với anh em : “ Ăn cua bạc máu, tao không ăn “. Ai cũng tưởng thế nên tha không bắt lão đi.
Khi anh em mang cua về, đầy một xoong 8, nghe tiếng cua bò rộn rạo lão đến ngó một lúc rồi biết đi đâu không ai biết. Lúc sau quay về xách trên tay mấy quả mướp, hắn bảo :” Cho tao gửi mấy quả mướp “
Chậc chậc, cái chuyện gửi mướp vào nồi canh cua của lính đoàn Đông Xoài nghe thấy nực cười. Cả xe rộ lên bình câu chuyện thì lão lại kéo mũ xuống lim dim, không biết ngủ hay thức.
Nghỉ ăn trưa tại Svayrieng. Trong lúc lão Nhất, Dksaigon và SaiGongau trổ tài ngoại ngữ, thứ ngôn ngữ pha trộn tiếng Miên, tiếng Anh, tiếng Việt cộng thêm các ngữ điệu bằng tay để đặt món thì lão CănC1 mò ra nghế đá một mình trầm tư nhìn ra phía trước xa xa, nơi có một con mương dẫn nước lớn, không biết có phải là “ Bờ tường ủi “ mà lính K vẫn thường nhắc không nhỉ (?). Chỉ biết cửa ngõ vào Svayrieng này, e2 của lão có một trận đánh và lão bị thương ở đây.
Sau một hồi các phiên dịch viên làm việc, cuối cùng cũng gọi được các món ăn khá hợp khẩu vị: Gà luộc, trạch chiên dòn chấm mắn me, trứng rán,...kèm thêm món hến trần muối ớt phơi năng mua trên đường ở Chiphu làm mồi cho mấy bợm nhậu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)